Muốn bảo quản được lâu, trước hết phải làm khô bằng cách rang hoặc sấy ở nhiệt độ 60 đến 80 (khoảng 40 phút đến 1 giờ) rồi cho vào lọ để bảo quản.
- Sữa Rửa Mặt Cho Nam Da Dầu: Bí Quyết Làn Da Sạch Khỏe, Kiểm Soát Nhờn Hiệu Quả
- Hướng dẫn chọn kem chống nắng cho da khô nhạy cảm: Bí quyết chăm sóc da hiệu quả
- Bôi kem chống nắng trước hay sau kem lót? Hướng dẫn đúng cách để bảo vệ da
- Review top 5 sữa rửa mặt Eucerin cho mọi loại da tốt nhất hiện nay
- Top kem chống nắng Eucerin: Loại nào tốt?
Sau đó thường kỳ 15 hay 20 ngày, kiểm tra nếu thấy ẩm (lắc kêu không ròn) phải thay chất hút ẩm mới hoặc làm khô trở lại chất hút ẩm (có thể rang gạo đến vàng làm chất hút ẩm).
Cách bảo quản này có nhược điểm là khi quên kiểm tra, quên thay chất hút ẩm thì sâm sẽ bị mốc mọt.
Xin giới thiệu cùng bạn đọc cách bảo quản nhân sâm rất tiện lợi như sau:
– Cắt nhỏ nhân sâm thành từng miếng: nhỏ nhất khoảng 1 gam, to nhất khoảng 3 gam. Vì liều dùng nhân sâm từ 1-4 gam/1 lần.
– Xếp các miếng nhân sâm vào lọ rộng miệng, sạch, khô có nắp đậy kín…
– Đổ mật ong (loại tốt không lẫn nước) ngập miếng sâm rồi đậy nắp lại (phòng kiến gió chui vào).
Khi cần dùng, lấy kẹp hoặc đũa sạch gắp miếng sâm ra.
Làm cách này, có thể để cả năm nhân sâm cũng không bị hỏng.
Mật ong vừa là chất bảo quản chống mốc, mọt vừa giữ cho nhân sâm không bị biến chất do độ ẩm của không khí, lại vừa là thuốc bổ. Người bệnh tiểu đường cũng dùng được mật ong với liều không quá 10 gam mật ong/lần.
Chú ý: Nhân sâm trong hộp sắt hàn kín cũng có hộp không kín (tuy tỷ lệ rất ít) nhân sâm ở hộp này cũng bị mốc. Vì vậy mua về nên bảo quản ngay theo phương pháp dùng mật ong nêu trên.