Do dùng thuốc: Một số thuốc như tamoxifen (chống estrogen, dùng cho bệnh nhân ung thư vú) có ảnh hưởng đến hoạt động của estrogen trong cơ thể nên làm âm đạo khô; Thuốc chống dị ứng như thuốc kháng histamin có thể làm khô niêm mạc nói chung, trong đó có niêm mạc thành âm đạo; Thuốc điều trị loét dạ dày, chống trầm cảm và cao huyết áp cũng có thể dẫn tới khô âm đạo.
Bị bệnh tự miễn dịch như hội chứng Sjogren: Vừa gây ra triệu chứng khô mắt và miệng, vừa làm giảm độ ẩm ướt ở âm đạo.
Thụt rửa âm đạo: Làm thay đổi cân bằng hóa học ở môi trường âm đạo, có thể gây viêm âm đạo nên có cảm giác khô.
Kinh nguyệt rất thưa: 1 năm chỉ khoảng 4-5 lần, có thể do sự bài tiết hormone không thuận lợi cho sự bài tiết dịch nhờn âm đạo, cần gặp thầy thuốc phụ khoa vì sự bài tiết hormone liên quan đến hoạt động của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng, nếu không bình thường có thể gây khô âm đạo. Một số bệnh hiếm gặp của buồng trứng như u nang buồng trứng, buồn trứng đa nang cũng ảnh hưởng đến sự bài tiết hormone.
Tình trạng khô âm đạo khá phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hiện nay đã có nhiều cách chữa trị hiệu quả.
Trước mắt có thể dùng thuốc bôi trơn. Thuốc tan trong nước, làm trơn âm đạo trong nhiều giờ, có thể bôi vào âm đạo hay dương vật.
Khô âm đạo cũng có thể do người phụ nữ chưa đạt đến mức hưng phấn cần thiết, do đó không nên vội vã mà cần có giai đoạn chuẩn bị tâm lý và cơ thể. Quan hệ tình dục thường xuyên cũng là một cách khắc phục.
Vì thiếu estrogen là nguyên nhân chính gây khô âm đạo nên liệu pháp hormone thay thế thường khá hiệu quả. Hiện trên thị trường có loại thuốc mỡ estrogen, bôi 3-4 lần mỗi tuần vào niêm mạc âm đạo. Hoặc bổ sung hormone uống hàng ngày, 2 loại estrogen phối hợp với progesterone hay estrogen đơn thuần đều có hiệu quả.
HN (Nguồn: BS. ĐÀO XUÂN DŨNG)