Nhảy dây không còn xa lạ với những bạn trẻ, nhảy dây vừa dễ tập, vừa giúp nâng cao sức khỏe của bạn như: giảm cân, cải thiện cơ bắp. Hôm nay ykhoaviet.vn sẽ bật mí lợi ích của nhảy dây mỗi ngày.
Cải thiện nhịp thở
Đây là bài tập tim mạch nên nó cũng giúp ích cho phổi. Khi nhảy, bạn hít thở sâu trong khoảng thời gian dài. Điều này giúp phổi khỏe hơn và xử lý ô xy tốt hơn, theo Health Fitness Revolution.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Nhảy dây giúp bơm máu, giúp tim khỏe hơn và sức mạnh tổng thể tốt hơn. Tim khỏe hơn có nghĩa là huyết áp thấp hơn, nhịp tim tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Đốt cháy calo
Trung bình, bạn đốt cháy 10 -15 calo mỗi phút chạy. Trong khi nhảy dây, bạn đốt cháy trung bình 10 – 20 calo mỗi phút, tương đương với nhảy khoảng 100 cái, theo elevaterope.
Vì vậy, tập luyện nhảy dây cường độ càng cao, lượng calo đốt cháy càng nhiều mỗi phút!
Nếu bạn muốn đốt cháy calo nhanh chóng, thì nhảy dây là bài tập tốt nhất cho bạn.
Gợi ý: Các bài tập nhảy dây giảm cân hiệu quả
Giảm chấn thương bàn chân và mắt cá chân
Đây là lý do mà các võ sĩ quyền anh, người chơi bóng rổ và quần vợt nhảy dây thường xuyên. Nó giúp tăng sức mạnh cho các cơ bao quanh khớp, làm giảm khả năng bị thương. Tuy nhiên bạn phải nhảy dây đúng cách để tránh các chấn thương khi tập luyện nhé!
Cải thiện mật độ xương
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhảy không chỉ tăng cường cơ bắp mà còn giúp tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe hơn và giảm nguy cơ gãy xương.
Giúp cải thiện sự phối hợp
Bạn phải tập trung vào đôi chân khi nhảy. Khi nhảy, bộ não của bạn luôn chú ý, do đó, nhảy dây giúp bạn phối hợp nhịp nhàng hơn giữa mắt, tay và chân.
Cải thiện chức năng nhận thức
Nhảy dây khiến não phải hoạt động tích cực để duy trì hoạt động của cơ thể, giúp cải thiện chức năng nhận thức một cách tổng thể.
Rất tiện lợi
Dây có thể gấp lại và mang theo mọi lúc mọi nơi! Có thể nhảy dây ở nhà, tại phòng tập thể dục, ở công viên, hoặc ở bãi biển. Nó cho phép bạn hoạt động ở nhiều nơi.
Có rất nhiều dạng bài tập khác nhau
Người mới bắt đầu có thể bắt đầu với những bước nhảy cơ bản và sau đó tiếp tục thử thách với những động tác phức tạp hơn.
Nhảy một chân, nhảy luân phiên, nhảy đôi, có rất nhiều cách nhảy nâng cao, theo Health Fitness Revolution.
Xem ngay: Tại sao nhảy dây bị đau bụng? Có nguy hiểm không?
Xem thêm các bài viết khác tại thethaohcm.com.vn