Cách làm liền vết bỏng trên da không để lại sẹo

Bỏng là hiện tượng khi nhiệt độ thay đổi đột ngột mà chúng ta không kịp “trở tay” thì sẽ gây nên những mức độ đau rát khác nhau cho da. Nhẹ thì sau một thời gian ngắn, vết bỏng sẽ tự lành. Còn nếu bỏng nặng thì phải có sự can thiệp của bác sĩ.

Dưới đây, mình sẽ phân loại những loại bỏng giúp các bạn và đưa ra một số cách sơ cứu kịp thời.

Cách làm liền vết bỏng trên da không để lại sẹo

Cách làm liền vết bỏng trên da không để lại sẹo

Bỏng được chia làm 3 độ khác nhau:

– Mức độ 1: Vùng da đỏ và đau rát, tương tự như da bị phơi nắng lâu trên bãi biển. Khi lành không để lại di chứng trên da.

– Mức độ 2: Bệnh nhân đau rất nhiều, sau đó xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng nước lúc trời mưa, bên trong mọng nước. Nếu điều trị đúng cách, không bị nhiễm trùng và không để tổn thương lan sâu hơn, bỏng loại này khi khỏi sẽ không để lại sẹo.

– Mức độ 3: Đau ít hơn, vùng da bỏng căng cứng, đen hoặc trắng nhợt. Thương tổn ngấm gần hết chiều dày của da hoặc qua lớp da lan đến lớp cơ, thậm chí tới xương. Bỏng độ 3 bao giờ cũng để lại sẹo.

Về diện tích da bị bỏng, có một cách tính rất đơn giản: Diện tích một lòng bàn tay bằng 1% diện tích da của mỗi người. Bỏng độ 2, trên 10% ở trẻ em và 20% ở người lớn được coi là bỏng nặng, có thể gây ra các biến chứng như choáng do đau, nhiễm trùng (có khi nhiễm trùng máu và uốn ván, nhiễm trùng kéo dài dẫn đến suy nhược toàn thân), sẹo xấu, sẹo co rút làm biến dạng hình dáng (như co kéo vùng mặt, dính các ngón tay chân, co các khớp xương).

3 mức độ bỏng trên da

3 mức độ bỏng trên da

Cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng

Ngay lập tức đặt phần bỏng xuống dưới vòi nước máy trong 20-30 phút, nhằm mục đích giảm đau, nguyên nhân gây choáng cho bệnh nhân. Mặt khác, độ lạnh của nước cũng hạn chế tối đa mức lan toả thương tổn do nhiệt ngấm, ngăn không cho thương tổn lan dần từ nông tới sâu hay sang các vùng lân cận. Nước còn làm sạch, giảm nhiễm trùng tại vết bỏng.

Phủ vùng bỏng bằng một miếng vải vô trùng, gạc vô trùng bán sẵn hoặc những tấm vải sạch mỏng. Nếu có điều kiện thì cho bệnh nhân uống nhiều nước, thuốc an thần và kháng sinh, sau đó chuyển nhanh tới một cơ sở y tế, khoa ngoại của bệnh viện.

Người bị bỏng nặng, trẻ em bị bỏng ở những nơi như mặt, bắt buộc phải được điều trị tại bệnh viện, các cơ sở chuyên khoa. Đối với bỏng độ 1, độ 2, diện tích nhỏ thì bệnh nhân có thể điều trị tại nhà hay ngoại trú sau khi được bác sĩ khám, đánh giá, hướng dẫn cách điều trị, chăm sóc.

Cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng

Cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng

Trường hợp đối với bỏng ở trẻ

Nếu có vết bỏng ngoài da do bé tiếp xúc với nước nóng hoặc chạm vào bề mặt nóng gây ra thì là loại vết bỏng ít nghiêm trọng nhất. Khi vết bỏng sâu hơn thì trầm trọng hơn, gây những vết rộp mọng nước rất nguy hiểm vì thường thì các dây thần kinh bị tổn thương. Bé bị bỏng trong các cơn hỏa hoạn, khói và khí nóng của đám cháy sẽ có những ảnh hưởng

Vùng bị bỏng càng rộng, nguy cơ sốc nặng càng cao, vì cơ thể sẽ thiếu máu. Phải nhớ rằng, ngay cả nước nóng bồn tắm cũng có thể làm bỏng làn da mềm, mỏng của bé. Vì vậy phải luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho bé.

Bên cạnh những cách sơ cứu khi bị bỏng, mình cũng có thêm một cách làm khác hiệu quả hơn. Đó là dùng tinh bột nghệ đen để thoa vào những vùng da bị bỏng. Ngay lập tức, cơn đau sẽ giảm đi nhanh chóng. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về tinh bột nghệ đen có công dụng gì, hãy click vào dòng chữ in nghiêng trước đó nhé!

Theo phununet

Tags: