Hiện nay, bất kỳ một môn võ nào cũng phải có một hệ thống đai nhất định để phân biệt thứ bậc và trình độ. Vovinam cũng là một trong những môn võ cổ truyền không nằm ngoài ngoại lệ. Vậy đai võ Vovinam có mấy đai? Những màu sắc của đai Vovinam mang ý nghĩa gì trong cuộc sống? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của ykhoaviet.vn nhé.
Nguồn gốc hình thành đai Vovinam
Bất kể một môn võ nào trên thế giới hiện nay cũng cần phải có đai võ nhất định. Đối với võ cổ truyền Việt Nam cũng vậy, những chiếc đai đã được ra đời từ lâu để góp phần giúp phân biệt giữa các trình độ của võ sinh.
Trước năm 1975, đai võ Vovinam với huy hiệu và đai đẳng sử dụng 4 màu cơ bản là xanh, vàng, đỏ và bạch đai thượng đẳng Vovinam để hình thành. Mỗi màu sắc sẽ mang tới những ý nghĩa tinh thần khác nhau với võ sĩ đạo.
Sau này, môn võ Vovinam đã được phát triển rộng khắp châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, những người bản xứ lại cảm thấy hệ thống đai đẳng của Vovinam rất xa lạ so với người ngoại quốc. Vì vậy, một số môn đồ người nước ngoài đã xin phép có thêm Vovinam đai đen để làm điểm mốc trước khi chuyển sang đai vàng. Đề nghị này sau đó đã được Chưởng Môn chấp nhận và cho phép phát triển với người bản xứ.
Chính từ lúc đó, ý nghĩa của màu đai đã có phần thay đổi trong chương trình thi võ đạo từ lam đai lên lam đai I cấp. Tuy nhiên, ý nghĩa phù hiệu và kỳ hiệu vẫn được giữ nguyên. Ngoài ra, đối với những môn sinh cũ trước năm 1975 sẽ rất khó để thay đổi. Có rất ít người sử dụng đai đen Vovinam, thay vào đó họ muốn sử dụng đai vàng truyền thống.
Vovinam có mấy đai? Ý nghĩa của các đai trong Vovinam
Hệ thống đai Vovinam là cụm từ được rất nhiều người mới học tìm kiếm trên Internet. Hệ thống các đai của Vovinam hiện có các thứ bậc khác nhau, vì vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua các thông tin dưới đây.
Vovinam có mấy đai?
Các cấp đai Vovinam hiện tại có các thứ bậc bao gồm: Tự vệ nhập môn, Lam đai, Huyền đai, Hoàng đa Vovinam, Chuẩn hồng đai, Hồng đai và Bạch đai. Để giúp những võ sinh mới nhận biệt được các cấp bậc này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách phân biệt các đai Vovinam.
– Tự vệ nhập môn: Đai võ Vovinam của cấp bậc này thường có màu xanh dương nhạt hơn so với màu đồng phục. Loại đai này được sử dụng cho những môn sinh mới bắt đầu và có danh xưng là Võ Sinh.
– Lam đai: Màu đai Vovinam của cấp bậc này có màu xanh dương, có gạch vàng ba cấp. Thời gian luyện tập cho mỗi cấp là 6 tháng với danh xưng Môn Sinh.
– Chuẩn hoàng đai: Đai vàng viền xanh, một cấp. Đây là loại đai được sử dụng cho các môn sinh trung đẳng dưới 12 tuổi.
– Hoàng đai: Đai vàng, có gạch đỏ, bốn cấp. Thời gian luyện tập cho mỗi cấp là 2 năm cho Hoàng đai và Hoàng đai nhất. 3 năm là thời gian cho Hoàng đai nhị và 4 năm là cho Hoàng đai tam.
– Chuẩn Hồng đai: Đai đỏ viền vàng, một cấp. Thời gian luyện tập là vào khoảng 5 năm và trình tiểu luận võ học khi thi thăng cấp Hồng đai.
– Hồng đai: Đai đỏ Vovinam, có vạch trắng, 6 cấp. Thời gian luyện tập cho mỗi cấp là 6 năm và trình luận án võ học khi thăng cấp.
– Bạch đai: Đai trắng Vovinam có 4 chỉ tứ sắc: đen, xanh, vàng, đỏ và có 11 cấp. Đây là đai cao nhất được dành riêng cho võ sư Chưởng Môn phái. Ngày nay, chức vị Chưởng Môn đã không còn nên đai trắng chỉ nằm trong lịch sử của môn phái.
Những màu đai trong Vovinam mang ý nghĩa gì?
Sau khi cùng nhau tìm hiểu các cấp đai Vovinam, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những gam màu chính trong đai võ Vovinam mang ý nghĩa gì? Mỗi màu sắc sẽ mang tới những ý nghĩa riêng biệt, thể hiện giá trị, tinh thần võ sĩ đạo của Vovinam.
– Xanh lam: các đai trong võ Vovinam sẽ không thể thiếu màu xanh lam. Đây là màu sắc tượng trưng cho hy vọng, biển cả và những ý nghĩa đối với võ sinh là luôn tiến sâu trong ngành võ thuật và tu dưỡng tinh thần võ đạo.
– Đai vàng Vovinam: Tượng trưng cho màu phổ biến của Á Đông, thể hiện ý nghĩa người võ sĩ đã bắt đầu ngấm dần tinh thần võ sĩ đạo vào tâm hồn, da thịt.
– Màu đỏ: tượng trưng cho màu của máu, màu của lửa thiêng. Thể hiện một tinh thần hào hùng, kiên quyết với sự thấm nhuần tinh thần võ đạo vào màu, vào khí huyết đang lưu thông trong cơ thể.
– Màu trắng: Hay còn gọi là bạch đai Vovinam là gam màu tượng trưng cho màu xương. Ý nghĩa của màu sắc này mang lại chính là tinh thần võ đạo đã ngấm sâu vào xương tủy, biến căn cốt con người, biểu hiện cho tinh hoa môn phái.
Nội dung thi lên đai Vovinam (Hệ thống đẳng cấp của võ vovinam).
Bên cạnh những thông tin về đai võ Vovinam, người mới cần phải tham khảo thêm những tài liệu về nội dung thi lên đai sau này. Đây chính là đích đến đối với những người học võ sau nhiều năm rèn luyện. Nội dung thi lên đai sẽ được chia thành 2 phần là: thi thực hành và thi lý thuyết.
Phần thi thực hành
Đây là phần thi sẽ được áp dụng với các cấp đai trong Vovinam. Từ những kỹ thuật cơ bản như: thực hiện 5 thế chiến, khóa gỡ, bài quyền, thể lực,…Các môn sinh cần phải thực hiện một cách đúng với những gì đã được các võ sư chỉ dạy.
Đối với nội dung chống đẩy, có một số quy định cần lưu ý dưới đây:
– Đối với lứa tuổi dưới 15: Nam: 15 lần; nữ: 10 lần.
– Đối với lứa tuổi trên 15: Nam: 20 lần (bằng nắm đấm); nữ: 15 lần.
Nội dung thi lý thuyết
Để có thể khảo sát được kiến thức của các võ sinh khi tham gia thi lên đai, bài thi lý thuyết là một phần không thể thiếu. Tùy vào từng cấp bậc đai Vovinam khác nhau mà các võ sinh sẽ được hỏi đáp những câu hỏi theo từng mức độ.
Ngoài ra, để có thể tham gia dự thi các bài thi hệ thống đai trong Vovinam, người học cần phải có thời gian tập luyện đủ chuẩn. Dưới đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ về thời gian luyện tập thi lên cấp:
– Hoàng đai thi lên Hoàng đai 1 cấp: 2 năm
– Hoàng đai 1 cấp lên Hoàng đai 2 cấp: 2 năm
– Hoàng đai 2 cấp lên 3 cấp: 3 năm
– Hoàng đai 3 cấp lên Chuẩn hồng đai: 4 năm
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các loại đai Vovinam hiện nay có bao nhiêu đai? Ý nghĩa của các màu đai là gì? Mong rằng, những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về môn võ Vovinam.