Khái lược các ngày sức khỏe thế giới

Dẫn nhập

Sinh trụ dị diệt là quy luật của muôn đời; vì vậy, chống lại bệnh tật là một trong những bản năng và ý chí của con người.

Sau khi Liên hợp quốc thành lập năm 1945, Tổ chức Y tế Thế giới trực thuộc ra đời năm 1946 nhờ công lao của ba nữ bác sỹ người Trung Quốc, Na Uy và Bra-xin nhằm chăm lo sức khỏe toàn cầu; đến lượt, tổ chức sức khỏe này đã chứng minh ích lợi cộng đồng và sức cuốn hút thiện nguyện của mình, góp phần nâng cao chất lượng đời sống toàn cầu. Theo đó, các ngày sức khỏe thế giới chung hoặc riêng biệt theo từng bệnh tật lần lượt xuất hiện đảm nhiệm sứ mệnh vì sức khỏe nhân loại.

suc-khoe-the-gioi

Mỗi năm, càng nhiều quốc gia và tổ chức phi lợi nhuận trên thế giới hưởng ứng các ngày y tế thế giới thiện nguyện đó. 

Ngày sức khỏe thế giới.

Năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức hội nghị sức khỏe thế giới đầu tiên và hội nghị này chọn ngày mùng 7 tháng 4 hàng năm là ngày sức khỏe thế giới, bắt đầu từ năm 1950. Mục tiêu của ngày sức khỏe thế giới là làm cho cộng đồng nhận thức về một chủ đề sức khỏe cụ thể mà Tổ chức Y tế Thế giới ưu tiên đưa ra cho năm đó. Các hoạt động và chi phí vẫn kéo dài sau ngày sức khỏe thế giới hàng năm, tức là có một ngày để làm cho 365 ngày với mục tiêu cụ thể.

Các ngày sức khỏe thế giới về từng chuyên khoa (ngày bệnh tật thế giới) (Bảng 1).

Mục tiêu: các ngày bệnh tật thế giới tổ chức định kỳ hàng năm nhằm: (1) giúp cộng đồng trên toàn thế giới hiểu biết, cải thiện bệnh mình hoặc người thân đang mắc và nâng cao chất lượng sống và (2) kêu gọi thế giới chia sẻ các bất lợi do bệnh tật gây ra trên người bệnh và bị khiếm khuyết.

Bảng 1. Tóm tắt pháp nhân, năm thành lập và số nước tham gia tính đến năm 2012

STT Pháp nhân, năm thành lập Các nước tham gia
2.1 Chuyên khoa tim mạch và nội tiết
1 Ngày Tăng huyết áp Thế giới: do Liên đoàn Tăng huyết áp Thế giới khởi xướng, bắt đầu năm 2005 vào ngày thứ bảy tuần thứ hai của tháng 5 (năm 2005 và 2006) và từ năm 2007 ấn định ngày 17/5. 85
2 Ngày Tim mạch Thế giới: do Liên đoàn Tim mạch Thế giới khởi xướng, Tổ chức Y tế Thế giới, UNESCO và Tổ chức Thể thao vì Phát triển và Hòa bình tài trợ, bắt đầu năm 2000 vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 9 và từ năm 2010 ấn định ngày 29/9 hàng năm. 190
3 Ngày Mãn kinh Thế giới: do Hội Mãn kinh Bắc Mỹ và Hội Mãn kinh Quốc tế sáng lập, bắt đầu năm 2004 vào ngày 18 tháng 10. Rải rác
4 Ngày Đột quỵ Thế giới: do Tổ chức Đột quỵ Thế giới khởi xướng, bắt đầu năm 2006 vào ngày 29/10. Canada, Hoa Kỳ
5 Ngày Đái tháo đường Thế giới: do Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới sáng lập và Tổ chức Y tế Thế giới phụ trợ, bắt đầu năm 1991 vào ngày 14 tháng 11. 150
2.2 Chuyên khoa hô hấp
6 Ngày Hen Thế giới: do Chương trình Hành động toàn cấu chống bệnh hen kết hợp các thầy thuốc chuyên khoa thành lập, bắt đầu năm 1998 vào ngày thứ ba tuần đầu tiên của tháng 5. 35
7 Ngày Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Thế giới: do Chương trình Sáng kiến Toàn cầu chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kết hợp các thầy thuốc và bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thành lập, bắt đầu năm 2002 vào ngày thứ tư tuần thứ hai của tháng 11. 50
8 Ngày Viêm phổi Thế giới: do Liên hiệp Toàn cầu chống Bệnh viêm phổi trẻ em tổ chức, bắt đầu ngày 2 tháng 11 năm 2009 và từ năm 2010 trở đi là vào ngày 12 tháng 11. Rải rác
2.3 Chuyên khoa Tiết niệu:
9 Ngày Thận Thế giới: do Hội Thận học Quốc tế phối hợp Liên đoàn Quốc tế các Quỹ Thận học thành lập, bắt đầu năm 2006 vào ngày thứ năm tuần thứ hai của tháng 3. Rải rác
2.4 Chuyên khoa cơ xương khớp:
10 Ngày Nhận thức Quốc tế về Bệnh tạo xương bất toàn: bắt đầu từ năm 2010 vào ngày 6 tháng 5 do Jo Ragen, một bệnh nhân sáng lập. Rải rác
11 Ngày Loãng xương Thế giới: do Hội Loãng xương Vương quốc Anh phát động và Ủy ban châu Âu ủng hộ, sau đó Quỹ Loãng xương Quốc tế tổ chức và Tổ chức Y tế Thế giới tài trợ, bắt đầu năm 1996 vào ngày 20 tháng 10. 90
2.5 Chuyên khoa huyết học:
12 Ngày Bệnh máu khó đông Thế giới: do Liên đoàn Bệnh máu khó đông Thế giới thành lập, bắt đầu năm 1989 vào ngày 17 tháng 4. Rải rác
13 Ngày Người hiến máu Thế giới: do Liên hợp quốc khởi xướng, bắt đầu năm 2005 vào ngày 14 tháng 5 nhằm ngày sinh của Landsteiner, người sáng tạo ra hệ nhóm máu ABO. Rải rác
14 Ngày Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm Thế giới: do Liên hợp quốc khởi xướng, bắt đầu năm 2008 vào ngày 19 tháng 6. Rải rác
2.6 Chuyên khoa mắt-tai-mũi-họng
15 Ngày Khiếm thính Thế giới: do Liên đoàn Khiếm thính Quốc tế phối hợp Liên hợp quốc thành lập, bắt đầu năm 1951 vào tuần cuối cùng từ thứ bảy đến chủ nhật của tháng 9 nhưng về ngày tổ chức thì có thể là bất cứ ngày nào trong năm. 123
16 Ngày Thị lực Thế giới: do Tổ chức Lions Clubs International thành lập, bắt đầu năm 1998 vào ngày thứ năm tuần thứ hai của tháng 10. Rải rác
2.7 Chuyên khoa tâm thần và thần kinh
17 Ngày Nhận thức Bệnh tự kỷ Thế giới: do Liên Hợp quốc khởi xướng, bắt đầu năm 2007 vào ngày 2 tháng 4. Rải rác
18 Ngày Parkinson Thế giới: do Hội Alzheimer châu Âu khởi xướng, bắt đầu năm 1997 vào ngày 11 tháng 4. Rải rác, chủ yếu ở các nước châu Âu và Hoa Kỳ
19 Ngày Tự hào Bệnh tự kỷ Thế giới: bắt đầu năm 2005 vào ngày 18 tháng 6 nhằm nhấn mạnh người bệnh tự kỷ chỉ là khác biệt thần kinh chứ không phải bệnh. Rải rác
20 Ngày Alzheimer Thế giới: do Hội Quốc tế Alzheimer khởi xướng và Tổ chức Y tế Thế giới giúp đỡ, bắt đầu năm 1994 vào ngày 21 tháng 9. Rải rác
21 Ngày Sức khỏe tâm thần Thế giới: do Liên đoàn Sức khỏe tâm thần Thế giới thành lập, bắt đầu năm 1992 vào ngày 10 tháng 10. 150
2.8 Chuyên khoa ung thư
22 Ngày Ung thư Thế giới: do Hiệp hội Chống ung thư Quốc tế khởi xướng và Tổ chức Y tế Thế giới giúp đỡ, bắt đầu năm 2002 vào ngày 4 tháng 2. 120
23 Ngày U não Thế giới: do Hội U não Đức mà thành viên từ 14 nước đến khởi xướng, bắt đầu năm 2000 vào ngày 8 tháng 6. Rải rác
2.9 Chuyên khoa truyền nhiễm
24 Ngày Hủi Thế giới: được tổ chức vào lần đầu tiên là ngày 31/1/1954 do Raoul Follereau phát động và sau đó là vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng giêng. Tại Ấn Độ, ngày này tổ chức vào 30/1 (ngày tưởng niệm ngày Ghandi bị ám sát, một lãnh tụ vĩ đại của Ấn Độ vốn am hiểu tầm quan trọng của bệnh hủi) hoặc vào ngày chủ nhật trong tháng gần ngày 30 nhất. 100
25 Ngày Lao Thế giới: do Hiệp hội Quốc tế Chống lao và bệnh phổi sáng lập bắt đầu năm 1982 vào ngày 24 tháng 3. Rải rác
26 Ngày Sốt rét Thế giới: bắt đầu năm 2008 vào ngày 25 tháng 4, do Tổ chức y tế Thế giới khởi xướng nhưng từ năm 2001 các nước châu Phi đã chọn ngày này để tổ chức Ngày Sốt rét châu Phi. Rải rác
27 Ngày Nhận thức vắc-xin HIV Thế giới: bắt đầu năm 1998 vào ngày 18 tháng 5. Rải rác
28 Ngày Viêm gan Thế giới: bắt đầu từ năm 2004 do Liên minh Viêm gan Thế giới khởi xướng, ngày xê dịch nhưng đến năm 2010 thì ấn định ngày 28 tháng 7 hàng năm nhằm ngày sinh của Bloomberg, người phát hiện ra vi-rút viêm gan B. Rải rác
29 Ngày Dại Thế giới: do Liên minh Toàn cầu Kiểm soát Dại khởi xướng, sau đó Tổ chức y tế Thế giới chấp thuận, bắt đầu năm 2007 vào ngày 28 tháng 9 nhằm ngày mất của Pasteur, người tìm ra vắc-xin ngừa bệnh dại. Rải rác
30 Ngày Bại liệt Thế giới: ngày 24 tháng 10 hàng nâm nhằm ngày sinh của Salk, người tìm ra vắc-xin ngừa bại liệt. Rải rác
31 Ngày AIDS Thế giới: do Hội nghị Thượng đỉnh thế giới các Bộ trưởng Y tế về Chương trình dự phòng AIDS thành lập, bắt đầu năm 1988 vào ngày 1 tháng 12. Toàn cầu
2.10 Các chuyên khoa khác  
32 Ngày Bệnh hiếm Thế giới: do Hội Bệnh hiếm châu Âu khởi xướng, bắt đầu năm 2008 vào ngày 29 tháng 2. 40
33 Ngày Hội chứng Down Thế giới: do Liên đoàn Hội chứng Down Quốc tế thành lập, bắt đầu năm 2006 vào ngày 21 tháng 3. Rải rác các nước
34 Ngày Lupus Thế giới: do Hội Bệnh nhân lupus khởi xướng, bắt đầu năm 2004 vào ngày 10 tháng 5. Rải rác
35 Ngày Tránh thai Thế giới: do 11 tổ chức phi chính phủ khởi xướng, bắt đầu năm 2007 vào ngày 26 tháng 9. 70
36 Ngày Chăm sóc thuyên giảm và người bệnh hấp hối Thế giới: do Liên minh Chăm sóc thuyên giảm Thế giới khởi xướng, bắt đầu năm 2005 vào ngày thứ bảy đầu tiên nhưng vài năm gần đây là ngày thứ bảy thứ hai của tháng mười. 70
37 Ngày Vảy nến Thế giới: do Liên đoàn Vẩy nến Thế giới và Hội Người bệnh vẩy nến thành lập, Viện Y học Hoàng gia Anh và Viện Hàn lâm châu Âu về bệnh da và hoa liễu giúp đỡ, bắt đầu năm 2006 vào ngày 29 tháng 10. 40
38 Ngày Quốc tế người khiếm khuyết: do Liên hợp quốc khởi xướng năm 1992 vào ngày 3 tháng 12. Rải rác

Lời bạt

Mỗi tuần dân chúng có ít nhất một ngày để nghỉ ngơi-ngày chủ nhật; vậy thì, trong một năm giới y tế thế giới gồm cả Việt Nam có ít nhất một ngày sức khỏe thế giới để hưởng ứng vì sức khỏe cộng đồng. Chí ít, đây cũng là những ngày mà các thầy thuốc tùy chuyên khoa và năng lực bẩm năng và hấp sinh có thể tự nguyện tham gia, thể hiện tính dấn thân của thầy thuốc.                

Cây Quéo, ngày 1/4/2012; Đ.D.A