Bệnh viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp, bệnh thường gặp ở niêm mạc phế quản của phổi khi bị viêm nhiễm. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu để lâu không chữa trị tận gốc, bệnh sẽ chuyển biến thành mãn tính và ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Dưới đây là Một số điều cần biết về bệnh viêm phế quản.
Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản
– Viêm phế quản cấp: đối với bệnh viêm phế quản cấp tính thì 90% bắt nguồn từ nguyên nhân nhiễm virus, 10% do nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trong hầu hết các trường hợp đều là do các virus cảm cúm gây ra.
– Viêm phế quản mãn tính: do màng ống phế quản viêm và dày lên trở thành vĩnh viễn khi tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi,… Hoặc do nhiều đợt VPQ cấp tính lặp đi lặp lại theo thời gian sẽ làm suy yếu và gây kích thích ở phế quản gây nên VPQ mạn tính.
Triệu chứng bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản mãn tính thì có triệu chứng điển hình hơn như:
- Ho thường là ho có đờm: màu trắng trong, hoặc xám, xanh, vàng,…
- Sốt và cảm giác ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi kèm theo hiện tượng tức ngực.
- Người bệnh khó thở, thở khò khè.
- Đối với viêm phế quản mãn tính thường gặp ở đối tượng người hút thuốc lá nhiều, các cơn viêm phế quản cấp tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Thông thường, nếu triệu chứng ho kéo dài mỗi ngày ít nhất 3 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên tiếp thì lúc này đã chuyển qua giai đoạn mãn tính khó chữa, có thể dẫn đến ung thư phổi.
- Đặc biệt đối với trẻ em, trẻ sơ sinh, khi chưa thể diễn đạt bằng lời thì cha mẹ cần hết sức lưu ý các dấu hiệu chẩn đoán viêm phế quản là: triệu chứng ho và sốt kéo dài trong vòng từ 2 -3 tuần, trẻ ban đêm khó thở, thở khò khè có thể nghe tiếng thở ran rít, bỏ bú, nôn trớ,… Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sùi bọt mép, thở khó, sắc mặt tím tái,…cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất vì lúc này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Cách điều trị bệnh viêm phế quản phổi
Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của bệnh mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau:
- Đối với những trường hợp viêm phế quản cấp tính mà nhẹ có thể tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày nếu được chăm sóc tốt. Lúc này, các bạn nên nghỉ ngơi tại nhà, uống nhiều nước, ngưng hút thuốc, tránh xúc động mạnh. Nên sử dụng các loại thuốc hít để làm giãn phế quản và thuốc ho long đờm giúp tổng đẩy đờm nhanh ra khỏi phổi.
- Đối với các bệnh nhân viêm phế quản mãn tính thì cần tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, tránh xúc động mạnh, nếu bạn đang hút thuốc lá cần ngưng ngay. Dùng thêm thuốc xông và siro ho long đờm.
Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản hiệu quả nhất
Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản hiệu quả nhất:
- Giữ gìn, bảo vệ đường thở cẩn thận đặc biệt nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất. Giữ ấm cơ thể trong những ngày thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
- Hạn chế tối đa việc hút thuốc và sử dụng các chất kích thích khác, tránh các tác nhân gây dị ứng khác như: lông chó mèo, phấn hoa,…
- Điều trị kịp thời và triệt để các căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, bởi chúng là tác nhân gây bệnh chủ yếu.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng, chống đỡ với bệnh tật.