Nấm móng: Nguyên nhân, biểu hiện và triệu chứng

Nấm móng là một dạng nhiễm trùng phổ biến rất dễ gặp. Nấm móng có thể kéo theo nhiều rất hệ lụy nghiêm trọng, phức tạp đến người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về bệnh nấm móng chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin khác nữa nhé!

 Nấm móng là gì?

Nấm móng là tình trạng nhiễm trùng ở móng tay hay móng chân do vi nấm tấn công. Khi bị nhiễm nấm, các móng sẽ thay đổi về màu sắc, độ bóng hay hình dáng. Nếu tình trạng nhẹ thì bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe mà chỉ làm mất thẩm mỹ. Khi nhiễm trùng nặng, vi nấm có thể làm biến dạng móng và làm tổn thương móng vĩnh viễn. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Tình trạng này xảy ra khá phổ biến trong dân số chung. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Nếu không điều trị, bệnh không thể tự khỏi mà tiến triển nhiều tháng nhiều năm. Mặc khác, nấm có thể lan từ móng này sang móng kia và lây nhiễm cho người xung quanh. Vì vậy, nên điều trị dứt điểm để phòng ngừa lây nhiễm bệnh cho mọi người.

Nguyên nhân nấm móng

Nấm móng là một bệnh nấm da thường gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước. Bệnh làm móng bị hư hủy xấu xí, có khi mưng mủ, đau ảnh hưởng đến năng suất làm việc.

Nguyễn nhân gây ra bệnh nấm móng là do nhiều loại vi nấm gây ra, có thể kể hai nhóm chính là: Nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida).

Nấm móng có thể xuất hiện ở mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Khi già đi, móng trở nên giòn và khô. Các vết nứt trong móng cho phép nấm xâm nhập.

Các yếu tố khác – như giảm lưu thông máu đến bàn chân và hệ thống miễn dịch bị suy yếu – cũng có thể đóng một vai trò nhất định gây ra nấm móng.

Nấm móng có nguy hiểm không?

Nấm móng là bệnh có thể điều trị được. Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát nếu không biết cách chăm sóc và phòng bệnh. Ngoài ra, nấm móng có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Gây đau đớn và có thể tổn thương vĩnh viễn cho móng
  • Dẫn đến các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác lan ra ngoài bàn chân
  • Người bệnh đang bị tiểu đường có thể bị giảm lưu thông máu và cung cấp cho dây thần kinh ở bàn chân
  • Có nguy cơ bị nhiễm trùng da do vi khuẩn (viêm mô tế bào)
  • Nấm móng chân lây lan khắp bàn chân ở cả hai chân, lan sang một số bộ phận khác trên cơ thể hoặc lây sang người khác

Triệu chứng bệnh nấm móng

Nấm móng rất dễ nhận biết do các triệu chứng, dấu hiệu đều bểu hiện rõ trên các móng như:

– Móng tay, móng chân xuất hiện các khe nứt li ti, nhiễm trùng da.
– Vùng da xung quanh móng ngứa, đau rát, bứt rứt khó chịu.
– Phía trên móng bị sần sùi, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang.
– Móng màu hơi vàng, có thể có màu nâu đen.
– Móng tay, móng chân giòn dễ gãy.
– Nấm cộng thêm chất bẩn tích tụ gây ra mùi hôi, tanh.

Có 3 hình thái tổn thương móng hay gặp:

– Móng dày sừng: móng dày sừng, phía dưới móng có khối sừng mủ.
– Móng teo: móng bị mòn dần từ bờ tự do đến chân móng, cũng có hiện tượng mưng mủ.
– Móng bình thường nhưng đổi sang móng màu vàng hoặc trắng ngà.

Biến chứng:

– Bệnh nấm móng tay, chân có thể dẫn đến nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khác, càng nguy hiểm với người các mắc phải bệnh tiểu đường, đang sử dụng thuốc làm ức chế hệ miễn dịch.
– Bệnh có thể để lại tổn thương vĩnh viễn trên móng, tái phát lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh.

Phòng ngừa nấm móng

Mỗi cá nhân cần áp dụng các biện pháp đơn giản sau để phòng ngừa tốt bệnh nấm móng:

– Giữ vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân nhất là vùng móng tay, móng chân sạch sẽ.

– Không sử dụng chung các dụng cụ cá nhân với người khác.

– Thay tất, găng tay, ủng bảo hộ mỗi ngày.

– Chỉ nên sử dụng riêng bộ cắt tỉa móng tay để tránh bị lây nhiễm hoặc truyền nhiễm cho người khác nếu mắc bệnh.

– Không đi chân đất ở những nơi có nhà vệ sinh công cộng, phòng thay quần áo.

– Bổ sung vitamin, khoáng chất từ thực phẩm giúp móng luôn chắc khỏe.

– Nếu làm việc nơi ẩm ướt cần mang bao tay su nhưng phải thường xuyên giữ găng tay khô ráo, sạch sẽ hạn chế được bệnh nấm móng.

Xem thêm: Bệnh viêm gan B có lây không? Tổng quan về viêm gan B

Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà