Việt Nam là trong những nước được nghi nhận có tỷ lệ người bị viêm gan B ở mức cao. Do đó, đây là căn bệnh được khá nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Vậy bệnh viêm gan B có lây không, nguyên nhân dẫn đến bệnh là gì và các biến chứng của bệnh như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Viêm gan B là gì?
Viêm gan virus B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do virus viêm gan B (HBV) gây ra làm tổn thương gan. Viêm gan B có thể diễn biến cấp tính, gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan. HBV có 3 loại kháng nguyên HBsAg, HBeAg và HBcAg, tương ứng với 3 loại kháng nguyên trên là 3 loại kháng thể anti-HBs, anti-HBc và anti-HBe. Sự hiện diện của các kháng nguyên, kháng thể này quan trọng trong việc xác định bệnh, thể bệnh cũng như diễn biến bệnh.
Hiện nay đã có vắc xin dự phòng nên làm giảm rõ rệt số người nhiễm mới HBV.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B
Viêm gan B gây ra do virus HBV (Hepatitis B Virus). Đây là loại virus có hình cầu, vỏ bao quanh của HBV là lipoprotein có chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg. Cho đến nay, virus HBV được xác định có 8 tuýp kháng nguyên khác nhau.
Virus HBV có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 tháng. Giai đoạn đầu hoạt động, virus gây bệnh viêm gan B cấp tính. Sau 6 tháng, nếu cơ thể không thể tự miễn dịch được với virus, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan và có thể chịu nhiều gánh nặng bệnh tật suốt đời.
3. Biến chứng của bệnh viêm gan B
Ngay sau khi vào cơ thể, virus HBV bắt đầu hoạt động, bám vào bề mặt gan, phá hủy và làm rối loạn hoạt động của tế bào gan, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Suy giảm chức năng gan: Virus HBV phá hủy tế bào từ bên trong, gây tổn thương gan và làm suy giảm các chức năng gan như thải độc, lọc máu, chuyển hóa chất, tổng hợp chất…
- Gan nhiễm mỡ: Quá trình phân giải Triglyceride ở gan bị suy giảm, khiến cho chất béo không được chuyển hóa mà tích tụ lại gây gan nhiễm mỡ.
- Xơ gan: Trong vòng 20 năm hoặc sớm hơn, viêm gan B nếu không điều trị sẽ thành xơ gan, ngăn chặn dòng máu đi qua gan, làm suy giảm trầm trọng chức năng gan.
- Ung thư gan: Trung bình, cứ 100,000 người Việt thì có 23,2 người bị ung thư gan. Viêm gan B làm tăng sinh tế bào gan ác tính, sau 10 năm hoặc sớm hơn sẽ tiến triển thành ung thư gan.
4. Giải đáp: Bệnh viêm gan B có lây không
Bệnh viêm gan B lây chủ yếu bằng những đường sau:
Lây qua đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm virus
Người bị lây nhiễm viêm gan virus B qua đường máu có thể xảy ra trong những trường hợp như truyền máu, các chế phẩm qua máu, phẫu thuật, tiêm chích ma tuý…
Ngoài ra trong một số trường hợp mà đôi khi ta không để ý cũng dễ dàng lây truyền viêm gan virus B như dùng chung đồ với người bệnh: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, lây qua vết trầy sước; xăm mắt, xăm môi, xăm người, xỏ lỗ tai với các vật dụng không được khử trùng đảm bảo,…
Virus siêu vi B có thể sống trong máu khô nhiều ngày nên cực kỳ nguy hiểm.
Lây nhiễm từ mẹ sang con
Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Đường lây chủ yếu là khi thai nhi đi qua âm đạo.
Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60 – 70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh.
Lây nhiễm qua đường tình dục
Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!
Xem thêm:
- Tổng hợp các cách giúp hỗ trợ thải độc gan an toàn
- Nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay bàn chân
- Cách chữa viêm xoang bằng cây cỏ hôi tại nhà cực hiệu quả