Ung thư thanh quản chiếm tỷ lệ trung bình trong số các loại ung thư. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp hai lần nữ giới, bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 40. Mời các bạn cùng tìm hiểu kĩ thêm về ung thư thanh quản qua bài viết sau! Dưới đây là Một số thông tin về bệnh ung thư thanh quản.
Nguyên nhân bệnh ung thư thanh quản.
Một căn bệnh mà nguyên nhân phát sinh từ sự tăng sinh không kiểm soát được của các tế bào bất thường trong thanh quản gọi là bệnh ung thư thanh quản. Các tế bào ung thư có khả năng phá hủy các tế bào khỏe mạnh của thanh quản một cách mạnh mẽ và xâm lấn sang các bộ phận khác trên cơ thể một cách đáng báo động.
Tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư thanh quản nói riêng luôn là vấn đề khó khăn. Hiện nay chưa có một kết luận chính xác về cơ chế phát sinh bệnh. Tuy nhiên, một số yếu tố được biết đến làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến là:
1. Thuốc lá.
Lợi nhuận khổng lồ mà ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá đem lại không thể bù đắp những thiệt hại to lớn mà chúng gây ra với sức khỏe con người.
Thuốc lá được biết đến như thủ phạm đầu tiên, nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch, hô hấp ung thư phổi và là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư thanh quản.
Theo nghiên cứu trong thuốc lá chứa hàng trăm hóa chất gây độc, gây hại cho tế bào, có khả năng làm biến đổi cấu trúc gen gây ung thư.
Những người có thói quen hút thuốc lá, những hóa chất độc hại có trong thuốc lá sẽ đi vào cơ thể rồi tác động trực tiếp vào lớp niêm mạc của thanh quản. Sau một thời gian tích tụ những chất độc hại này phá hủy các tế bào dây thanh phát sinh khối u.
2. Rượu, bia.
Bia rượu là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư dạ dày, ung thư gan và những bệnh vùng đầu cổ. Đây cũng là những yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh ung thư thanh quản. Nguy cơ này đặc biệt cao đối với những người cao tuổi.
Uống nhiều rượu và hút thuốc lá đặc biệt liên quan đến ung thư trên các dây thanh âm và các khu vực xung quanh các dây thanh. Những người có thói quen sử dụng bia rượu và hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người không sử dụng đồng thời các chất kích thích này. Một đánh giá của 13 cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng những người bỏ uống rượu có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư thanh quản trong khoảng thời gian 5- 10 năm. Sau thời gian này các nguy cơ từ từ tiếp tục giảm thêm 20 đến 30 năm.
3. Tuổi và giới.
Các chuyên gia của chúng tôi cho biết ai cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản. Tuy nhiên nam giới và những người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Theo thống kê có tới 72% bệnh nhân được phát hiện mắc bệnh trong độ tuổi 50 – 70 tuổi, những người trong độ tuổi 40 -50 chiếm khoảng 12%.
Lý giải nguyên nhân này các chuyên gia của chúng tôi cho biết nam giới có thói quen hút thuốc, sử dụng các chất kích thích nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ.
4. Nhiễm HPV
HPV là viết tắt của virut u nhú ở người. Có nhiều loại HPV, một số loại có thể ảnh hưởng đến niêm mạc thanh quản và gây ra những nốt mụn nhỏ, mụn cơm. Virut HPV gây ra nhiễm trên đường hô hấp khác nhau từ những người mà có tiền sử về ung thư thanh quản ung thư biểu mô tế bào vảy. Một nghiên cứu chỉ ra rằng HPV đã được tìm thấy trong khoảng 25% các bệnh ung thư thanh quản.
5. Yếu tố nghề nghiệp.
Theo thống kê hàng năm, một số ngành nghề có nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản cao là giáo viên, ca sỹ, công nhân làm việc trong các nhà máy hóa chất.
Ca sỹ, giáo viên có đặc điểm là thường xuyên phải nói nhiều khiến chức năng dây thanh bị ảnh hưởng tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn những nghành nghề khác.
Công nhân làm việc trong các nhà máy thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Phơi nhiễm hóa chất gây ra tình trạng đột biến gen, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
6. Chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống nghèo nàn thường gặp ở những người nghiện rượu nặng. Đây có thể là một lý do tại sao rượu làm tăng nguy cơ ung thư. Một chế độ ăn uống không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ thể cần có thể làm tăng nguy cơ ung thư thanh quản. Điều này có thể do thiếu vitamin và khoáng chất.
Một chế độ ăn uống nhiều rau quả có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư thanh quản. Điều này có thể là do những thực phẩm này chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, vitamin A,C,E. Vitamin và các khoáng chất khác trong thực phẩm tươi sống có thể giúp ngăn chặn thiệt hại cho niêm mạc thanh quản.
7. Miễn dịch thấp
Khả năng miễn dịch thấp hơn ở những người có HIV, AIDS. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người nhiễm HIV, AIDS có nguy cơ bị ung thư thanh quản cao gấp 3 lần so với những người bình thường. Những người dùng thuốc nhằm ức chế hệ thống miễn dịch của họ sau khi cấy ghép nội tạng có nguy cơ bị ung thư thanh quản gấp đôi những người khác.
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh các chuyên gia của chúng tôi khuyên bạn không hút thuốc, hạn chế sử dụng bia rượu, các chất kích thích, tránh tiếp xúc với môi trường có các hóa chất độc hại. Đi khám sức khỏe thường xuyên giúp bạn phát hiện và điều trị ung thư thanh quản sớm.
Một số triệu chứng sau giúp bạn phát hiện sớm bệnh ung thư thanh quản.
– Giọng khàn – khó thở:
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư thanh quản là hiện tượng khàn tiếng kéo dài. Khi khối u phát triển lớn gây hiện tượng chèn ép các dây thanh, tiếng nói trở nên khàn đặc, câu nói ngắn, mất dần âm sắc, khó nghe.
Hiện tượng khó thở ban đầu chỉ xuất hiện khi lao động nặng, tuy nhiên khi bệnh phát triển nặng hiện tượng khàn tiếng thường xuyên xuất hiện.
Các bác sỹ khuyên bạn nếu tình trạng khàn tiếng kéo dài trên 2 tuần, đặc biệt ở lứa tuổi trung niên, đã dùng một số thuốc hỗ trợ nhưng không khỏi, cần đến các cơ sở chuyên khoa về ung bướu để kiểm tra sớm nhất.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh nhân có thể tử vong sau 1 – 3 năm do bị suy nhược hô hấp, khối u di căn sang các bộ phận khác của cơ thể (gan, phổi, não, dạ dày..).
– Trào ngược dạ dày.
Một số nghiên cứu gần đây cho biết những người thường xuyên bị chứng trào ngược dạ dày làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản. Bệnh có thể là kết quả của bệnh viêm họng mãn tính, tuy nhiên viêm nhiễm đường hô hấp hay trào ngược thực quản cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh. Khi dạ dày co bóp, thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản kèm theo là các axit, dịch tiêu hóa tác động trực tiếp lên lớp niêm mạc thanh quản. Cấu tạo của thanh quản không có cơ chế để bảo vệ khỏi tác động của các loại axit này gây nên tình trạng viêm thanh quản kéo dài, viêm họng. Nếu tình trang này kéo dài thanh quản sẽ bị xơ hóa, hình thành các tổn thương gây chèn ép đường thở, khó khăn trong việc phát âm.
Các chuyên gia khuyên bạn nếu thường xuyên có hiện tượng ợ chua, trào ngược thực quản thì cần thường xuyên đi kiểm tra vùng đầu cổ và dạ dày để phát hiện những biến đổi bất thường và có phương pháp điều trị sớm nhất. Đây có thể là những triệu trứng cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày và bệnh ung thư thanh quản.
Ngoài ra, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt. Không uống bia rượu, không ăn những thực phẩm khó tiêu, tăng tiết dịch vị dạ dày (tiêu, tỏi, thức ăn muối).