Ngày nay kem chống nắng như một giải pháp cứu nguy cho làn da của bạn dưới ánh nắng gay gắt. Nhưng bạn đừng lầm tưởng vào khả năng ‘ siêu phàm’ của kem chống nắng như quảng cáo là chống nắng, hạn chế tác động của những tia cực tím lên làn da, phòng chống được một số bệnh viêm da do phơi nắng quá nhiều. Không phải ‘ người hùng chống nắng’ nào cũng bảo vệ da bạn tối ưu đâu, nếu cách dùng của bạn không đúng thì tác dụng phụ của kem chống nắng sẽ làm bạn phải đau đầu đấy!
- Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân, cách phòng ngừa hiệu quả
- 5 cách cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả nhất
- Bạn Có Biết: Uống Viên Uống Chống Nắng Bao Lâu Thì Ngưng?
- Sữa Rửa Mặt Cho Nam Da Dầu: Bí Quyết Làn Da Sạch Khỏe, Kiểm Soát Nhờn Hiệu Quả
- Hướng dẫn chọn kem chống nắng cho da khô nhạy cảm: Bí quyết chăm sóc da hiệu quả
1.Do đâu hình thành nên tác dụng phụ của kem chống nắng?
Kem chống nắng có chứa Oxybenzone. Trong bản đánh giá năm 2018 của Tổ chức EWG đã thực sự cho rằng oxybenzen là thành phần kem chống nắng đáng lo ngại nhất. Vì chất này một dạng estrogen tổng hợp, có thể thẩm thấu qua da, xâm nhập vào máu và gây rối loạn hormone cơ thể.
Octinoxate cũng là một thành phần của kem chống nắng. Nó bị cấm sử dụng ở Hawaii vì chất này là “sát thủ” gây hại cho các rạn san hô. Nó được chứng minh là gây ra dị ứng da, và trong các nghiên cứu trên động vật nó gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và tuyến giáp.
Avobenzone là một thành phần tan trong dầu được sử dụng trong các sản phẩm kem chống nắng. Tuy không tìm thấy sự gián đoạn hormone khi sử dụng chất này nhưng có thể gây ra kích ứng, bởi đây để thành phần này hoạt động người ta phải trộn cùng với Octisalate, mà chất Octisalate lại không tốt cho da và sức khỏe.
Retinyl Palmitate là dẫn xuất của vitamin A được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm dưỡng da chống lão hóa và cả kem chống nắng. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chất có thể chuyển hóa và hình thành các gốc tự do không tốt cho da.
2.Những tác dụng phụ của kem chống nắng
Phá hủy tế bào: Kem chống nắng có chứa oxybenzone, có thể gây rối loạn hormone và phá hủy các tế bào sâu trong cơ thể.
Viêm nhiễm nang lông: lượng kem chống nắng tích tụ trên da nếu không được vệ sinh kỹ sẽ làm bít lỗ chân lông, gây ngứa và phát ban, có thể làm viêm nhiễm nang lông, hình thành các nốt mưng mủ trên da.
Tổn thương da và thúc đẩy tế bào ung thư phát triển: Một nghiên cứu đến từ Trung tâm Y tế Saddleback Memorial ở Laguna Hills, California cho thấy Retinyl Palmitate sẽ thúc đẩy sự hình thành, phát triển của các khối u và gây tổn thương da.
Tăng nguy cơ ung thư vú: Kem chống nắng có chứa một số thành phần có thể có tác dụng estrogen trên các tế bào ung thư vú.
Phản ứng dị ứng: Phản ứng dị ứng này có thể gây ra bởi các hóa chất có trong kem chống nắng như nước hoa và chất bảo quản; làm da đỏ, sưng, kích thích và ngứa.
Kem chống nắng có thể làm cho mụn trở nên tồi tệ hơn: Việc dùng kem chống nắng toàn thân cho vùng mặt sẽ khiến da bạn rất bí, đổ dầu nhiều và dễ sinh ra mụn.
3.Cách hạn chế tác dụng phụ của kem chống nắng
Để hạn chế tác dụng phụ của kem chống nắng, các bạn nên lựa chọn những sản phẩm có chứa titan, kẽm và được làm từ các loại dầu tự nhiên như dầu dừa. EWG đánh giá những loại kem chống nắng khoáng chất tốt hơn kem chống nắng hóa học. Bởi thành phần kem chống nắng khoáng chất thường bao gồm oxit kẽm và oxit titan. Do đó, dòng sản phẩm này không trực tiếp thấm vào da mà chỉ tạo thành lớp màng bảo vệ vững chắc giúp làn da tránh khỏi những tác động tiêu cực của ánh nắng.
Viên uống chống nắng cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn nếu muốn có biện pháp tối ưu bảo vệ làn da. Đây quả thực là sự lựa chọn hoàn hảo cho bất cứ ai đang tìm kiếm giải pháp chống nắng tiện dụng, tốn ít thời gian, đồng thời muốn chăm sóc làn da khỏi những tác động của lão hóa, ánh nắng mặt trời và môi trường ô nhiễm.
Thị trường ngày nay thì ngày càng đa dạng về chủng loại, mẫu mã của viên uống chống nắng. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Viên uống chống nắng Murad hay Viên uống chống nắng Heliocare Oral… Đừng ngại trải nghiệm sự tuyệt vời này nhé!