Suy giãn tĩnh mạch chân phần lớn thường xảy ra ở phụ nữ. Tuy không gây tử vong nhưng để lại những ảnh hưởng tiêu cực về mặt thẩm mỹ, khiến cho quý chị em phụ nữ cảm thấy tự ti và mặc cảm. Sớm phát hiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân giúp quý chị em kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- 5 cách cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả nhất
- Sữa Rửa Mặt Cho Nam Da Dầu: Bí Quyết Làn Da Sạch Khỏe, Kiểm Soát Nhờn Hiệu Quả
- Hướng dẫn chọn kem chống nắng cho da khô nhạy cảm: Bí quyết chăm sóc da hiệu quả
- Bôi kem chống nắng trước hay sau kem lót? Hướng dẫn đúng cách để bảo vệ da
- Review top 5 sữa rửa mặt Eucerin cho mọi loại da tốt nhất hiện nay
Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp nhất
Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân nếu không chữa trị sớm thông thường sẽ tăng nặng hơn.
Các triệu chứng giãn tĩnh mạch chân thường rõ ràng hơn vào ban đêm, đặc biệt là sau khi đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
Khi ở giai đoạn đầu, các triệu chứng ở mức độ nhẹ và không xuất hiện rõ ràng khiến cho người bệnh dễ dẫn đến tâm lý xem nhẹ. Một số triệu chứng ở giai đoạn này như: đau chân, nhức mỏi, nặng chân, tê và phù chân, nóng chân, hay chuột rút về,…
Tuy nhiên đến một thời điểm bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì các cơn đau sẽ kéo dài và để lại các hậu quả nghiêm trọng hơn như:
- Chàm da: màu da bị thay đổi thành xanh hoặc tím đậm do máu đã ứ đọng quá lâu tại các tĩnh mạch trên.
- Phù chân: chân có thể bị phù khu vực mắt cá chân hoặc bàn chân, khi mang giày dép sẽ cảm giác chật chội hơn thường ngày.
- Cảm giác nặng nề, đau nhức chân: khi bước đi người bệnh cảm giác bị kéo lê và nhìn thấy được các đường xoắn ngoằn ngoèo trên chân.
- Loét da cẳng chân: nếu bị nhẹ thì da có thể tự lành, tuy nhiên khi bệnh chuyển biến phức tạp da sẽ không kịp tự lành nữa, từ đó làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da.
- Giãn tĩnh mạch chân có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn khi bị biến chứng như: huyết khối, loét da, thuyên tắc động mạch – tĩnh mạch. Vì thế khi có những biểu hiện trên bạn nên nắm rõ tình trạng bệnh lý của bản thân để điều trị kịp thời.
Giai đoạn tiến triển các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân
Giai đoạn tiến triển bệnh suy giãn tĩnh mạch theo mức độ như sau (Từ C1 – C6)
- Giai đoạn C1: Giãn tĩnh mạch mạng nhện hay dạng lưới
- Giai đoạn C2: Giãn tĩnh mạch lớn dưới da >3mm
- Giai đoạn C3: Phù
- Giai đoạn C4: Biến đổi cấu trúc da và mô dưới da (chàm)
- Giai đoạn C5: Loét có thể lành
- Giai đoạn C6: Loét không lành
Các cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở chân hiệu quả
- Tránh tình trạng đứng hoặc ngồi quá lâu gây áp lực lên chân dưới;
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì, tăng cân đột ngột;
- Thường xuyên vận động nhẹ, massage nhẹ các thành mạch bị tổn thương;
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc chất kích thích khác;
- Tránh các thức ăn dầu mỡ, chiên xào, các loại đồ nướng,…;
- Ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như: các loại rau quả, trái cây, yến mạch, ngũ cốc, các loại đậu,…
Đặc biệt, để hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả, ngoài việc xây dựng cho mình một lối sống sinh hoạt lành mạnh và khoa học, các bác sĩ cũng khuyên quý chị em nên bổ sung viên uống trị suy giãn tĩnh mạch giúp các thành mạch bền vững, tăng độ đàn hồi tốt, tăng lưu lượng máu lưu thông ở tĩnh mạch, giúp giảm các triệu chứng sưng, phù nề, ngứa chân,…
Gợi ý cho bạn tham khảo >> Thuốc trị suy giãn tĩnh mạch tốt nhất hiện nay
Trên là những chia sẻ về các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân, hi vọng qua đó, quý chị em và bạn đọc có thêm nhiều thông tin để cải thiện sức khỏe tốt hơn.
Chúc bạn thành công!
Nguồn tham khảo: https://nhathuocviet.vn
Xem thêm các chủ đề khác:
Nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay bàn chân
Điểm danh 5 loại nước uống làm đẹp da từ thiên nhiên