Ngứa lòng bàn tay bàn chân là triệu chứng gặp ở rất nhiều người. Theo nghiêm cứu, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số trường hợp ngứa bàn tay bàn chân là do cơ thể bị dị ứng. Tuy nhiên một số trường hợp là dấu hiệu cơ thể muốn báo hiệu cho bạn về bệnh lý từ trong cơ thể. Dưới đây là những nguyên nhân gây ngứa bàn tay bàn chân. Cùng tham khảo nhé!
Dị ứng
Dị ứng là nguyên nhân hàng đầu gây ngứa da. Khi thấy ngứa 2 bàn tay, 2 bàn chân kèm theo mẩn đỏ thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với môi trường, thời tiết, thức ăn, thuốc, phấn hoa… Trong đó, dị ứng thức ăn và dị ứng thời tiết là 2 bệnh lý gây ngứa bàn chân bàn tay nhiều nhất.
Dị ứng thời tiết xảy ra khi nhiệt độ thay đổi nhanh chóng, đột ngột, hoặc thời tiết quá ẩm, quá khô. Dị ứng thức ăn phát sinh khi người bệnh ăn phải thực phẩm dễ gây dị ứng.
Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa
Đây là căn bệnh phổ biến gây ngứa ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể. Ngoài triệu chứng ngứa, còn xuất hiện dấu hiệu nổi mẩn đỏ hoặc hồng, tập trung hoặc nằm rải rác. Nguyên nhân gây nổi mề đay chủ yếu là do thực phẩm, thời tiết, cơ địa, lông động vật, bụi bẩn, mỹ phẩm…
Với trường hợp ngứa lòng bàn chân bàn tay, thì rất có thể chân và tay bạn tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây dị ứng. Các biểu hiện nổi mề đay có thể xuất hiện trong vài giờ, vài ngày hoặc nhiều ngày tùy theo mức độ bệnh.
Bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là một dạng của bệnh chàm (eczema), nguyên nhân gây bệnh là do hóa chất, bùn đất bẩn, xà phòng… Các vi khuẩn thường trú ẩn ở tay và chân nên vùng da này bị nổi mẩn ngứa.
Triệu chứng điển hình của bệnh tổ đỉa là ngứa lòng bàn chân nổi mụn nước, ngứa trong da bàn tay. Ngứa và mụn nước li ti lan ra ngón tay, ngón chân, gây khó chịu cho người bệnh. Nếu gãi, mụn sẽ bị vỡ, gây rát và có thể nhiễm trùng.
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc xảy ra ở các vùng da có tần suất tiếp xúc nhiều, nhất là chân và tay. Các triệu chứng chỉ xuất hiện ở khu vực chạm trực tiếp với dị nguyên.
Dấu hiệu của bệnh là mẩn đỏ, có mụn nước, ngứa bàn tay bàn chân, lúc đầu nóng rát và châm chích, sau ngứa dữ dội. Các nốt mụn kích thước không đều, sau một thời gian sẽ tự vỡ ra.
Viêm da cơ địa
Đây là bệnh mãn tính, phát sinh do cơ địa nhạy cảm và bùng phát định kỳ. Hiện chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên theo các nhà khoa học có thể là do các yếu tố như môi trường, mỹ phẩm, thời tiết lạnh…
Triệu chứng viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, trong đó người bệnh bị ngứa ở lòng bàn chân và tay. Biểu hiện cụ thể của bệnh là xuất hiện vết ban màu hồng, ngứa lòng bàn chân bàn tay. Lâu dần trên da sẽ nổi mụn nước kèm theo đau rát. Khi mụn vỡ sẽ tiết dịch và đóng vảy cứng.
Bệnh ghẻ
Ngứa bàn chân, ngứa bàn tay kèm theo nổi mẩn đỏ hoặc mụn nước có thể là triệu chứng của bệnh ghẻ. Đây là căn bệnh do một loại ký sinh trùng gây ra. Không chỉ ngứa chân tay, bệnh nhân có thể bị ngứa ở bộ phận sinh dục, bụng dưới, háng… Các biểu hiện ngứa dữ dội hơn vào ban đêm, khiến người bệnh mất ngủ.
Bệnh Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe do vi khuẩn tấn công tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh. Triệu chứng của bệnh là ngứa bàn tay bàn chân, phát ban, mệt mỏi… Nếu không chữa trị, lâu dần có thể ảnh hưởng đến xương khớp, tim mạch.
Nấm da
Nấm da gây ngứa lòng bàn chân bàn tay, có mụn nước, nếu vỡ sẽ đóng vảy khô. Hình thái tổn thương của nấm da đa dạng như mề đay. Bệnh có thể lan ra các vùng da khác.
Thay đổi nội tiết
Khi nội tiết tố thay đổi đột ngột, làm ảnh hưởng trực tiếp tới dòng chảy của mật, từ đó bùng phát ngứa ngáy. Ngoài triệu chứng ngứa lòng bàn chân bàn tay, còn xuất hiện ngứa ở bụng hay lưng.
Ngứa do thay đổi nội tiết thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh…
Chức năng gan, thận suy giảm
Gan và thận là 2 cơ quan có nhiệm vụ thanh lọc, giải độc cho cơ thể. Vì vậy, khi chức năng của 2 bộ phận này bị suy giảm sẽ khiến độc tố không thể đào thải hết, tích tụ trong cơ thể. Lâu dần sẽ thải qua da, gây phản ứng ngứa khó chịu. Người bệnh sẽ có triệu chứng ngứa bàn chân bàn tay hoặc nổi mẩn ngứa khắp người.
Ứ mật
Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ngứa lòng bàn chân bàn tay. Khi acid mật bị ứ đọng, không chảy vào gan mà đi vào máu, sẽ khiến lượng acid mật trong máu tăng cao, gây kích thích các đầu của sợi dây thần kinh cảm giác dưới, dẫn đến ngứa ngáy ngoài da.
Xơ gan ứ mật
Nếu tình trạng ứ mật không được điều trị, lâu ngày các ống mật sẽ bị viêm. Đồng thời, tế bào gan cũng có thể bị phá hủy và dẫn tới xơ gan. Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý này là ngứa trong da bàn tay, bàn chân. Kèm theo đó là các biểu hiện như mệt mỏi, nước tiểu đậm, khô miệng, khô mắt…
Bệnh vảy nến
Khi bị vảy nến, người bệnh có triệu chứng nổi các mảng đỏ hoặc hồng trên da, xung quanh có các vảy màu trắng, khô và ngứa ngáy dữ dội. Phần da bị bị nến có thể lan rộng ra xung quanh và các vùng da khác.
Xem thêm: Top 10 trái cây tốt cho bà bầu nên ăn để bổ sung các chất dinh dưỡng cho bé
Xem thêm: 5 Cách chữa viêm amidan ở trẻ em tại nhà không dùng thuốc