Chào bạn đến với bài viết “Các bệnh về mắt phải mổ bạn cần biết!”. Mắt là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, giúp chúng ta có thể nhìn thấy và trải nghiệm thế giới xung quanh. Tuy nhiên, mắt cũng là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương và mắc các bệnh lý khác nhau, trong đó có những bệnh phải điều trị bằng phẫu thuật.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những bệnh về mắt phải mổ phổ biến nhất, những triệu chứng và nguyên nhân của chúng, cùng những phương pháp điều trị và phẫu thuật hiệu quả để bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng của mình và quyết định liệu trình phù hợp nhất.
1. Bệnh thoái hóa điểm vàng
Khi mắc thoái hóa điểm vàng mắt, các triệu chứng như mắt mờ, hình ảnh biến dạng méo mó thường xuyên xuất hiện do sự thoái hóa của tế bào điểm vàng. Bệnh này khiến cho khả năng nhìn chi tiết ở khu vực trung tâm thị giác bị suy giảm, dẫn đến giảm thị lực. Tuy nhiên, thoái hóa điểm vàng thường không gây đau đớn, và vì vậy bệnh nhân thường không nhận ra mình đang mắc bệnh. Điều này khiến cho bệnh thường được coi là “thầm lặng”, và nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể trở nên trầm trọng và dẫn đến mất thị lực hoàn toàn.
Nhiều yếu tố có thể góp phần vào việc thoái hóa điểm vàng mắt, bao gồm ảnh hưởng từ môi trường sống, chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất cho mắt, và tuổi tác. Ngoài ra, bệnh tim mạch, tiểu đường, nồng độ cholesterol cao trong máu, hút thuốc, và di truyền cũng có thể là các yếu tố góp phần vào bệnh này. Việc phát hiện và điều trị kịp thời bệnh thoái hóa điểm vàng mắt là rất quan trọng để ngăn ngừa mất thị lực và duy trì sức khỏe của mắt.
Điều trị: chủ yếu điều trị bằng phẫu thuật laser, áp dụng năng lượng của chùm tia sáng phá hủy các mạch máu đang bị rò rỉ và những mạch máu bất thường trong đáy mắt. Ngoài ra, các bác sỹ có thể kết hợp tiêm thuốc đối với một số trường hợp cụ thể.
2. Bệnh đục thủy tinh thể
Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu thêm về căn bệnh này để xác định nguyên nhân rõ ràng. Họ cho rằng những yếu tố thuận lợi dẫn đến đục thủy tinh thể là môi trường sống tiếp xúc với nhiều ánh nắng, bị tiểu đường hay hút thuốc lá nhiều.
Theo số liệu thống kê quốc gia năm 2015, tại nước ta số người trên 50 tuổi bị thị lực kém cả 2 mắt tăng khoảng 500.000 so với năm 2007. Có gần 330.000 người mù tại khu vực 14 tỉnh thành trong đó nguyên nhân đục thủy tinh thể chiếm tới 74%. Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng rất phổ biến nếu không được phẫu thuật kịp thời có thể dẫn đến mù hoàn toàn làm tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Điều trị: Bệnh nhân sẽ được tiến hành khám sức khỏe tổng quát, với mức thị lực dưới 4/10 sẽ được bác sỹ cân nhắc mổ để giảm thiểu hình thành biến chứng. Rõ ràng bệnh được điều trị bởi phẫu thuật thường khá tốn kém nên bệnh nhân cũng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính, khá may mắn là ngày nay chúng ta có nhiều loại thủy tinh thể nhân tạo với các mức giá khác nhau nên bệnh nhân có thể cân nhắc để lựa chọn phù hợp với bản thân.
>>>Tham khảo ngay: Top 7 thuốc nhỏ mắt tốt nhất và những sai lầm khi sử dụng
3. Bệnh tăng nhãn áp (Cườm nước hay Glaucoma)
Bệnh tăng nhãn áp hay còn gọi là cườm nước có 4 dạng với các triệu trứng như sau:
- Tăng nhãn áp bẩm sinh: mắt thường bị đỏ, có một lớp màng mờ và khá nhạy cảm với ánh sáng.
- Tăng nhãn áp góc mở: những trường hợp này thường không có biểu hiện bệnh rõ ràng
- Tăng nhãn áp góc đóng: Mắt nhìn không rõ và hay bị sưng, đôi khi có cảm giác chói mắt đau đột ngột. Nhiều người bị bệnh này sẽ cảm thấy muốn nôn mửa.
- Tăng nhãn áp thứ cấp: có các triệu trứng tương tự như trên.
Bệnh tăng nhãn áp có nguyên nhân do áp suất chất lỏng trong nhãn cầu tăng lên gây ra sự mất cân bằng sản xuất và dẫn thoát dịch lỏng bên trong nhãn cầu. Những người có tiền sử bệnh tiểu đường, tuyến giáp, tăng huyết áp, viêm khớp hoặc di truyền sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
Điều trị bệnh: những bệnh nhân bị tăng nhãn áp bẩm sinh hoặc thứ cấp sẽ phải phẫu thuật nếu cần thiết. Đối với các trường hợp tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp góc đóng, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt trước. Nếu không hiệu quả, các phương pháp như chiếu tia laser hoặc phẫu thuật sẽ được áp dụng để giảm áp lực bên trong mắt.
4. Tắc tuyến lệ
Khi hệ thống dẫn lệ trong mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần, sẽ gây ra tình trạng nước mắt chảy khi bạn không khóc. Do ống dẫn bị rách hoặc kích thích mắt, nước mắt không thể được lưu dẫn theo cơ chế thông thường và có thể dẫn đến mờ mắt khi có váng mủ. Những người có tiền sử bệnh tăng nhãn áp, viêm mắt mãn tính, và đã thực hiện các phẫu thuật cắt mí, giải phẫu xoang mắt, có nguy cơ cao bị tắc tuyến lệ. Bên cạnh đó, tuổi tác và giới tính cũng có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh, với phụ nữ lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ cao nhất.
Điều trị: Đối với trẻ nhỏ: các bác sỹ sẽ sử dụng kỹ thuật giãn nở, thăm dò và rửa. Với người lớn: dùng phương pháp phẫu thuật mở thông túi lệ xuống mũi cho nước mắt được chảy xuống bình thường.
5. Bệnh võng mạc tiểu đường
Các tổn thương đầu tiên trên võng mạc do tiểu đường thường rất nhỏ (vi phình mạch) và không gây triệu chứng đáng kể cho bệnh nhân. Do đó, ở giai đoạn đầu của bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh nhân thường không cảm thấy mờ mắt hoặc có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, có thể gây ra xuất huyết trong mắt. Khi đó, bệnh nhân mới bắt đầu có triệu chứng mờ mắt, ruồi bay, và bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Vì võng mạc tiểu đường là bệnh liên quan đến tiểu đường, do đó tất cả những người mắc tiểu đường đều có nguy cơ bị tổn thương võng mạc. Những bệnh nhân tiểu đường đã được chẩn đoán trên 15 năm thì có nguy cơ tổn thương võng mạc lên tới 80-95%.
Điều trị:
Ở giai đoạn đầu bệnh nhân cần thăm khám định kỳ 1 năm 1 lần hoặc tùy theo từng tổn thương nặng nhẹ khác nhau mà sẽ được chỉ định cụ thể từ bác sỹ. Khi bệnh tiến triển qua giai đoạn nặng hơn bệnh nhân bị võng mạc tiêu đường sẽ cần phải điều trị bằng laser, quang đông võng mạc toàn bộ hay chích thuốc làm giảm tăng sinh và phù nề.
6. Kết luận
Sau khi khám phá và tìm hiểu về một số căn bệnh thường gặp ở mắt, ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc và bảo vệ đôi mắt của chúng ta. Những bệnh như đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp, tắc nghẽn ống dẫn lệ và võng mạc tiểu đường có thể khiến chúng ta mất đi khả năng nhìn rõ và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là nhiều căn bệnh này có thể được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả để giảm thiểu tác động tiêu cực. Vì vậy, chúng ta nên thường xuyên đi khám mắt và thực hiện các biện pháp phòng ngừa như ăn uống lành mạnh, giảm thiểu ánh sáng mạnh vào mắt và đeo kính bảo vệ khi cần thiết.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của chúng ta, hãy luôn đối đãi với chúng một cách đúng đắn để có thể nhìn thấy thế giới xung quanh một cách rõ ràng và tận hưởng cuộc sống đầy màu sắc.
Theo nhathuocviet.vn
Tin liên quan
Các bệnh về mắt phổ biến thường gặp nhất!
Có nên dùng thuốc nhỏ mắt để bảo vệ mắt hằng ngày không?