Máy đo tiểu đường báo lỗi – Những nguyên nhân và cách khắc phục

Bạn đang sử dụng máy đo tiểu đường để kiểm tra đường huyết hàng ngày của mình, nhưng gần đây bạn đã gặp phải tình trạng máy đo báo lỗi liên tục. Điều này không chỉ gây phiền toái mà còn gây lo lắng cho bạn về độ chính xác của kết quả đo. Vậy, nguyên nhân của tình trạng này là gì và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Máy đo tiểu đường hoạt động như thế nào?

Máy đo đường huyết thường hoạt động bằng cách lấy mẫu máu từ đầu ngón tay và sử dụng một dải thử đường huyết để đo lượng đường trong máu. Các máy đo đường huyết hiện đại thường sử dụng kỹ thuật đo điện hóa để xác định lượng đường huyết trong mẫu máu.

Việc đo đường huyết thường được thực hiện bởi những người bị tiểu đường để kiểm soát lượng đường trong máu của họ. Việc kiểm soát đường huyết là rất quan trọng để giảm thiểu các biến chứng tiểu đường và giúp người bệnh có một chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Xem thêm: Cách đo tiểu đường và ý nghĩa các chỉ số trên máy đo!

Máy đo tiểu đường báo lỗi gì ? Khắc phục như thế nào?

Hướng dẫn sửa lỗi khi máy đo tiểu đường báo lỗi

Hướng dẫn sửa lỗi khi máy đo tiểu đường báo lỗi

Lỗi bên ngoài

  • Hết pin: Đôi khi để máy quá lâu mà không sử dụng đến , bạn sẽ bị lỗi này khi pin trong máy cạn kiệt . Bạn hãy mua pin mới và lắp vào máy , máy sẽ hoạt động bình thường như lúc ban đầu. Đặc điểm nhận biết là bật mà không nhận phản hồi từ màn hình máy đo.
  • Nhiệt độ: Nhiệt bị của phòng đo , hay nhiệt độ  của thiết bị, que thử đường huyết vượt mức cho phép cũng khiến máy lỗi . bạn hãy kiểm tra kĩ nhiệt độ . sau đó thửi với que thửi mới với nhiệt độ tốt nhất từ 20 độ đến 26 độ
  • Que thử dùng rồi hoặc bị hỏng: Nếu bạn thử mà thấy kết quả không hiện lên , có thể que thửi của bạn đã dùng rồi và bạn đã lãng quên nó . bạn có thể thay đổi que thửi mới và kiểm tra lại

Lỗi hệ thống của máy thường gặp

  • Lỗi E0 – tự kiểm tra của máy khi bật mở: Để khắc phục lỗi E0 trên máy, bạn có thể thực hiện thao tác đơn giản là tháo pin ra khỏi máy trong khoảng 30 giây rồi lắp lại. Sau đó, bật máy như bình thường và sử dụng lại. Nếu vẫn gặp phải lỗi này, bạn nên liên hệ với cửa hàng để được hỗ trợ thêm.
  • Lỗi E1 – tự kiểm tra nội chuẩn của máy: Máy đo đường huyết báo lỗi e1 cho biết sản phẩm đang bị nhiễm điện từ và đang kiểm tra nội chuẩn. Lúc này bạn chỉ cần tìm vị trí khác tốt hơn, tránh xa các nguồn điện, điện thoại,… và tắt bật máy trở lại.
  • Lỗi E2 – Que thử bị rút ra đột ngột: Nếu máy đo đường huyết báo lỗi E2, điều đó cho thấy que thử đã bị tháo ra khỏi khe cắm trong khi máy đang đo. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần gắn lại que thử vào máy đúng cách và tiến hành đo lại. Nếu vẫn không thành công, hãy thử sử dụng que thử mới và làm lại từ đầu tất cả các bước.
  • Lỗi E3 – Que thử tiếp xúc với máu quá sớm: Nếu máy đo đường huyết báo lỗi E3, điều đó cho thấy bạn đã để que thử tiếp xúc với máu trước khi máy sẵn sàng. Để tránh lỗi này, khi đo đường huyết, bạn nên đợi cho biểu tượng giọ máu hiển thị trên màn hình trước khi tiến hành lấy mẫu thử.
  • Lỗi E4 – Que thử bị hỏng: Nếu que thử bị bẩn, không được vệ sinh đúng cách hoặc đã qua sử dụng, hết hạn sử dụng,… thì khi gắn vào máy đo đường huyết, máy sẽ báo lỗi E4. Điều này giúp tránh sai sót trong kết quả thử máu của người dùng. Vì vậy, nếu gặp lỗi này, bạn cần sử dụng que thử mới hoặc kiểm tra lại hạn sử dụng trên hộp que thử đường huyết để đảm bảo chính xác và an toàn.
  •  Lỗi E5 – Thiếu máu thử: Mỗi loại máy đo đường huyết sẽ yêu cầu một lượng mẫu thử khác nhau, nếu không lấy đủ lượng máu thì máy sẽ không thể thực hiện kiểm tra được. Vì vậy, khi lấy mẫu thử, bạn cần lấy đủ lượng và đúng cách. Nếu máy báo lỗi E5, hãy sử dụng que thử mới và thực hiện lại quá trình đo đường huyết từ đầu và lấy lượng mẫu máu đầy đủ.
  • Lỗi E6 – Máy hết pin: Lỗi E6 cho thấy máy đo đường huyết đã hết pin. Để sử dụng lại máy, bạn có thể thay pin mới hoặc sạc pin đầy.Đôi khi, nguồn điện trong máy vẫn bị tiêu hao khi máy không được sử dụng trong một thời gian dài, và không nhất thiết phải máy hoạt động mới tiêu tốn pin. Nếu máy của bạn hoạt động bằng pin và không sử dụng trong thời gian dài, bạn nên tháo pin ra khỏi máy để tránh pin bị hỏng do tác động từ môi trường và làm ảnh hưởng đến chất lượng của máy đo.
  •  Lỗi E7 – Chíp mã số bị hỏng: Máy đo đường huyết báo lỗi E7 cho thấy chíp mã số đã bị hỏng hoặc bị rút đột ngột khi máy đang hoạt động. Lúc này, bạn nên thay chíp mới khớp mã số, sau đó có thể sử dụng như bình thường.
  • Lỗi E8 – Hỏng phần điện tử: Nếu máy đo đường huyết báo lỗi E8 thì đó là dấu hiệu cho thấy bộ phận điện tử bên trong máy bị hỏng. Trong trường hợp này, bạn không nên cố gắng sửa chữa hoặc thực hiện bất kỳ thao tác nào khác trên máy. Thay vào đó, hãy liên hệ với cửa hàng cung cấp sản phẩm để được hỗ trợ.
  • Lỗi E9 – Dùng sai chíp: Lỗi E9 cho thấy máy của bạn đang gắn chíp không cùng mã số. Máy đo đường huyết sẽ có mã chíp khác nhau, bạn cần thay đúng mã chip trùng khớp thì mới có thể sử dụng được. Nếu đã thay mà vẫn lỗi này, hãy liên hệ với người bán hàng dể được hỗ trợ thêm.
  •  Lỗi E10 – Lỗi truyền dữ liệu: Nếu máy đo đường huyết báo lỗi E10, cho thấy máy đang bị lỗi đường truyền dữ liệu. Bạn hãy đọc lại sách hướng dẫn sử dụng đi kèm với bộ Quản lý dữ liệu máy.
  • Lỗi HI – do nhiệt độ quá cao: Để máy đo đường huyết hoạt động ổn định, cần đảm bảo môi trường xung quanh có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Khi gặp lỗi HI, bạn nên đổi vị trí đo sang một nơi tốt hơn. Nhiệt độ trung bình nên dao động từ 5 – 45 độ C và độ ẩm từ 10 – 90% để đảm bảo độ chính xác của kết quả đo.
  • Lỗi không xác định: Nếu gặp lỗi không xác định, hãy thử tắt máy, tháo pun ra lắp lại và khởi động máy.
  • Không hiển thị kết quả đo – que thử bị hỏng: Việc không hiển thị kết quả trên máy đo đường huyết có thể xảy ra trong một số trường hợp, thay vì báo lỗi E4 nhưng không hiển thị kết quả. Nguyên nhân có thể là do que thử đường huyết không đạt chất lượng. Trong trường hợp này, bạn có thể thay que thử mới và thực hiện đo lại từ đầu.
  • Máy đơ: Khi đang sử dụng nhưng thấy máy đơn, chập chờn và gặp các trục trặc khác. Bạn hãy thử tháo pin và lắp lại, cách này có thể tạm thời khắc phục hệ thống.
  •  Lỗi CODE – Không có chíp mã: Nếu máy đo đường huyết báo lỗi “— code”, điều này cho thấy máy đang không có chíp mã được gắn vào. Bạn cần cắm chíp mã số đi kèm trong hộp que thử vào khe cắm của máy để khắc phục lỗi này.

Xem thêm: Cách sử dụng máy đo đường huyết

Nếu đã thử các cách khác nhau nhưng máy vẫn báo lỗi, hãy liên hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ thêm. Một số máy đo đường huyết có thể hiển thị biểu tượng báo lỗi khác nhau, nhưng phần lớn các lỗi đều có nguyên nhân chung. Mong rằng những thông tin mà mình cung cấp hữu ích với bạn! Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm: Tiểu đường có nên ăn nhiều cơm? Tiểu đường ăn gì thay cơm?