Cách đo tiểu đường và ý nghĩa các chỉ số trên máy đo!

Để theo dõi tình trạng đường huyết nhằm kiểm soát bệnh tiểu đường bạn cần biết cách đo và đọc các thông số có trên máy đo đường huyết. Vậy cách đo tiểu đường và ý nghĩa những con số trên máy đo như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

Tại sao bạn cần đo tiểu đường thường xuyên

Việc tự theo dõi mức đường trong máu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị của người bệnh. Thông qua việc thường xuyên kiểm tra mức đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết, bạn sẽ nhận được các chỉ số như đường huyết lúc đói và đường huyết sau khi ăn, người bệnh có thể thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống để giữ cho mức đường glucose ở mức ổn định.

Bằng cách nâng cao ý thức sức khỏe, những người bị đái tháo đường có thể ngăn ngừa các biến chứng gây hại đến các bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như mắt, tim, thận, thần kinh, và cả tình trạng hôn mê đái tháo đường – một biến chứng nguy hiểm có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của những người bị đái tháo đường loại 1 và 2.

Tần suất kiểm tra đường huyết tại nhà cho bệnh nhân tiểu đường

Tần suất đo tiểu đường - Cách đo tiểu đường tại nhà

Tần suất đo tiểu đường – Cách đo tiểu đường tại nhà

Nếu người bệnh sử dụng insulin nhiều hơn một lần mỗi ngày hoặc sử dụng máy tiêm insulin, bác sĩ sẽ khuyên kiểm tra lượng đường trong máu ít nhất 3 lần mỗi ngày. 

Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau, bạn cần thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà:

  • Bệnh nhân tiểu đường loại 1: nên kiểm tra đường huyết ít nhất 3 lần/ngày.
  • Bệnh nhân tiểu đường loại 2: nên kiểm tra đường huyết trước khi ăn sáng, trưa, chiều và sau khi ăn trong khoảng 1-2 giờ; trước khi đi ngủ hoặc khi nghi ngờ có các triệu chứng hạ đường huyết.
  • Người có tiền sử tiểu đường hoặc nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường cũng cần kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Người bình thường sẽ có mức đường huyết là bao nhiêu

Các chỉ số đường huyết sẽ khác nhau tùy thuộc vào thời điểm đo đường huyết và đối với những người bình thường, giá trị chỉ số đường huyết sẽ như sau:

  • Chỉ số đường huyết khi đói < 140 mg/dL
  • Chỉ số đường huyết sau khi ăn (bất kỳ) < 180 mg/dL
  • Chỉ số đường huyết thấp (hạ đường huyết) < 70 mg/dL
  • Chỉ số đường huyết cao (tăng đường huyết) > 250 mg/dL

Trong đó: mg/dL là đơn vị đo nồng độ trong máu, tương ứng với milligram (mg) chất xét nghiệm trong mỗi một deciliter (dL) máu. Nó được sử dụng để đo nồng độ đường huyết, cholesterol, triglycerides, và nhiều chất khác trong máu.

Nếu thuộc một trong những nhóm đối tượng sau đây, bạn cần thường xuyên đo đường huyết tại nhà:

  • Người dùng insulin
  • Phụ nữ mang thai
  • Không kiểm soát được mức đường huyết
  • Có mức đường huyết thấp, đặc biệt là không có dấu hiệu cảnh báo
  • Có ceton do lượng đường trong máu cao

Chỉ số đường huyết mao mạch của bệnh nhân tiểu đường so với người khỏe mạnh

Ở người khỏe mạnh

  • Trước khi ăn: < 5,5 mmol/L
  • Sau ăn 1-2 giờ (tính từ thời điểm bắt đầu ăn): <7,7 mmol/L

Ở phụ nữ có thai

  • Trước khi ăn: < 5,3 mmol/L
  • 1 giờ sau ăn: <= 7,8 mmol/L
  • 2 giờ sau ăn: <= 6,7 mmol/L 

Ở người bệnh tiểu đường

  • Nhịn ăn sau 8 tiếng: > 7 mmol/L. Nếu chỉ số đường huyết ở những lần đo liên tục tiếp theo xuống dưới 6,1 mmol/L, người bệnh cần thăm khám bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường. 
  • 2 giờ sau ăn: < 10 mmol/l.
  • Lúc đói: từ 6,1 – 7 mmol/L. 

Trong đó: mmol/L là đơn vị đo nồng độ trong máu, tương ứng với milimol (mmol) chất xét nghiệm trong mỗi một lít (L) máu. Nó được sử dụng để đo nồng độ đường huyết, cholesterol, triglycerides và nhiều chất khác trong máu. mmol/L là đơn vị đo phổ biến được sử dụng ở các nước châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà

  • Rửa sạch và lau khô tay sau sát khuẩn. Nếu không, kết quả sẽ không chính xác.
  • Xem hạn sử dụng và mã code của que thử. Lắp kim lấy máu vào bút, thực hiện lấy máu. Lưu ý, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phải thực hiện ngay, tránh để lâu dễ bị oxy hóa.
  • Nhỏ một giọt máu lên que thử, đặt que vào máy đo và xem hiển thị lượng đường trong máu.
  • Ghi lại kết quả xét nghiệm để có thể chia sẻ với bác sĩ (nếu cần).

Cách đọc các chỉ số trên máy đo đường huyết

Dưới đây là minh họa đọc kết quả cho máy đo đường huyết Omron HGM-112

Đọc thông số trên máy đo đường huyết Omron

Đọc thông số trên máy đo đường huyết Omron

Theo kết quả đo có thể thấy 5.8mmol/L (tương đương với khoảng 104.4 mg/dL (miligam trên mỗi decilit) đây là mức đường huyết bình thường!

Bạn có thể đặt mua sản phẩm này TẠI ĐÂY

Vậy là bạn đã tìm hiểu về cách đo tiểu đường tại nhà cũng như cách đọc các thông số cơ bản trên máy đo đường huyết! Mong rằng bạn sẽ có kế hoạch kiểm tra đường huyết thường xuyên để theo dõi bệnh tiểu đường nhé! Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Nguồn: Nhà Thuốc Việt

Có thể bạn cũng quan tâm:

Điểm danh các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường

Các món ăn tốt cho người bệnh tiểu đường không nên bỏ qua

9 biểu hiện của bệnh tiểu đường thường gặp nhất