Người bệnh tiểu đường không được ăn nho – đây chắc chắn đang là thắc mắc của rất nhiều người mắc bệnh. Tại sao lại như vậy? Vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể trong nội dung chia sẻ dưới đây.
Người bị tiểu đường ăn nho được không?
Nho là một trong những loại trái cây có tác dụng rất tốt cho hệ tim mạch, tăng sức đề kháng của cơ thể. Theo Đông y, nho có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ gan, thận, sinh dịch bôi trơn, bổ ích cho khí huyết, thông lợi tiểu tiện. Đây là loại quả được sử dụng để hỗ trợ chữa trị các bệnh như: tì hư khí yếu, phù thũng, hụt hơi mất sức, tiểu tiện khó,…
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, quả nho có chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể, chống lại sự hình thành các gốc tự do. Trong lớp vỏ mỏng của hạt nho, tồn tại các chất resveratrol có cấu trúc hóa học tương đồng với hoóc-môn estrogen ở người và các chất có khả năng kháng khuẩn. Chính vì vậy, nếu con người sử dụng quả nho lâu dài sẽ giúp làm đẹp da, trẻ lâu hơn và giảm nếp nhăn, chống lại sự xâm nhập của các loại vi-rút gây bệnh.
Mặc dù quả nho có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, với căn bệnh tiểu đường thì hoàn toàn ngược lại. Nếu bệnh nhân tiểu đường sử dụng quá nhiều nho sẽ khiến cho lượng đường huyết trong máu tăng cao và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Một số nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng: Cứ 100g thịt quả nho sẽ cho 68 calo, 10 – 12g đường dễ hấp thụ, 11mg vitamin C. Điều này cũng có nghĩa là quả nho có chứa một lượng đường quá lớn. Nếu sử dụng quả nho thường xuyên sẽ rất dễ làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường huyết trong máu.
Những chuyên gia tư vấn về sức khỏe cho rằng chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường nên bao gồm carbohydrates đến chủ yếu từ trái cây, rau xanh và ngũ cốc cũng như là các loại thực phẩm giàu chất xơ.
Thực tế, nho là loại quả có chỉ số đường huyết khá cao và không thích hợp với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Quả nho không chỉ khiến đường huyết không ổn định mà còn khiến cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường bị giảm sút trầm trọng. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng hoặc không được dùng nho trong bữa ăn hàng ngày để kiểm soát bệnh tốt nhất.
Lời khuyên cho người bệnh tiểu đường
Chế độ ăn uống hợp lý đối với bệnh nhân tiểu đường là vô cùng quan trọng, giúp bệnh nhân có thể kiểm soát đường huyết tốt nhất. Mặc dù quả nho không tốt cho người bệnh tiểu đường, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng các loại trái cây khác để làm phong phú thêm thực đơn hàng ngày, giúp tăng cường sức khỏe cho bản thân. Tuy nhiên, trong quá trình ăn trái cây, người bệnh tiểu đường cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Bạn không nên ăn nhiều một loại trái cây nhất định mà nên ăn đa dạng để tránh cảm giác ngấy và hạn chế được tình trạng tăng đường huyết.
– Không nên ăn các loại trái cây khô, đóng hộp vì chúng có chứa lượng đường khá cao.
– Không được ăn trái cây chung với bữa ăn chính mà hãy ăn chúng xa các bữa ăn chính. Tuyệt đối không được sử dụng trái cây để thay thế bữa ăn chính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Người bệnh tiểu đường không được uống nước ép trái cây vì dễ khiến đường huyết tăng cao.
– Chỉ nên ăn trái cây tối đa 3 lần mỗi ngày, không được ăn quá nhiều.
Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn đọc làm sáng tỏ được thắc mắc: Người bệnh tiểu đường ăn nho được không? Vốn dĩ quả nho không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Do đó, nếu mắc phải căn bệnh này, bạn nên hạn chế sử dụng. Hãy tham khảo ngay ý kiến bác sĩ để biết được loại trái cây nào thích hợp với căn bệnh của mình. Từ đó, người bệnh có thể tự xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý cho bản thân.
Bên cạnh chế độ ăn uống thì các bác sỹ chuyên khoa khuyên người bệnh nên tìm hiểu thêm về sản phẩm nhân sâm hoa kỳ. Không chỉ có tác dụng tốt hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường mà đây còn là sản phẩm mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe. Chi tiết tác dụng của sâm hoa kỳ bạn xem tại: http://sammy.vn/tac-dung-cua-nhan-sam-nhan-sam-hoa-ky-voi-cac-loai-benh-137.html
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thì các bạn cần phải dùng theo đúng liều lượng và đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Xem thêm:
— Bệnh tiểu đường và chế độ dinh dưỡng phù hợp khi ăn vặt
— Ăn nhiều đường có phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường không?