Ung thư vòm họng dễ mắc phải ở những người có thói quen sống không lành mạnh và những người có tiền sử gia đình mắc ung thư vòm họng. Khi có các triệu chứng cảm cúm, sổ mũi không chữa khỏi, người bệnh nên đi khám để kiểm tra vòm họng sớm.
Ung thư vòm họng là một căn bệnh rất nguy hiểm. Bệnh có biểu hiện tại họng làm người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan, khi phát hiện thường đã ở giai đoạn muộn và diễn biến nhanh chóng.
Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng là 12%, chiếm một tỷ lệ khá cao so với các bệnh ung thư khác. Trong số đó có tới 70% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khiến cho việc điều trị trở nên rất khó khăn.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng vẫn chưa được xác định chính xác, chỉ tồn tại một số các yếu tố làm tăng nguy cơ. Vì là bệnh ung thư nên các yếu tố mang tính chất lâu dài như nhiễm virus EBV hoặc HPV, môi trường sống bị ô nhiễm (thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, chất độc hại), thói quen ăn uống (ăn nhiều thực phẩm muối như trứng muối, cá muối, dưa cà muối), uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, yếu tố di truyền (người có người thân trong gia đình bị ung thư vòm họng thì có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường) và tuổi tác (càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao).
Giai đoạn đầu hay còn gọi là giai đoạn ủ bệnh, khối u bắt đầu hình thành một cách âm thầm, sau đó xuất hiện các triệu chứng giống các bệnh đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm làm người bệnh chủ quan.
2.1 Đau rát họng, khản tiếng
Biểu hiện này chứng tỏ khối u đang phát triển gây tổn thương tế bào lành và chèn ép các cơ quan. Khối u bắt đầu chèn vào hạch bạch huyết gây đau rát họng khi nuốt nước bọt. Sau vài ngày, cổ họng bắt đầu đau rát nặng hơn dẫn tới hiện tượng khản tiếng. Các triệu chứng trên tuy dễ nhầm lẫn nhưng có thể phân biệt với các bệnh hô hấp khác bằng 1 đặc điểm chung đó là thường đau ở cùng 1 bên cổ họng, tăng dần và dùng thuốc điều trị không đỡ.
Do đó, người có các triệu chứng trên về đường hô hấp thì nên chú ý thêm các triệu chứng phân biệt. Nếu đã tự dùng thuốc điều trị các bệnh như cảm cúm, đau họng,… mà không khỏi, thời gian kéo dài 3 tuần trở nên thì nên đến cơ sở chuyên khoa để tầm soát bệnh ung thư vòm họng ngay.
2.2 Ngạt mũi
Triệu chứng điển hình là ngạt mũi một bên, lúc đầu ngạt từng lúc, kèm theo chảy máu mũi. Có biểu hiện này là do họng bị đau làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác trên đường hô hấp, và làm hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh.
2.3 Ho có đờm
Biểu hiện ho trong ung thư vòm họng là ho có đờm và dai dẳng. Các loại thuốc chữa ho, cảm cúm chỉ làm giảm triệu chứng nhất thời.
2.4 Đau đầu
Cơn đau đầu mang tính chất âm ỉ và xuất hiện từng cơn. Vì cơn đau chỉ mang tính chất thoáng qua, mức độ nhẹ nên ít làm người bệnh bận tâm đến.
2.5 Ù tai
Biểu hiện là ù một bên tai, lúc tại bị ù cảm giác như nghe tiếng ve kêu bên tai.
2.6 Nổi hạch
Hạch chỉ nổi lên khi có các tổn thương xung quanh vị trí của nó. Người bị ung thư vòm họng có nổi hạch ở vùng cổ, dùng tay sờ vào 2 vị trí hạch dưới cằm có thể phát hiện dễ dàng. Vì đau họng làm lâu dài nên hạch không mất đi mà phát triển to lên và gây cảm giác đau nhức.
Nhìn chung, các triệu chứng này tương tự với các bệnh hô hấp thông thường. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ sẽ phát hiện trong ung thư vòm họng việc sổ mũi hay đau rát họng thường chỉ tập trung ở 1 bên cổ họng, có biểu hiện lâu dài nên uống thuốc thường không có tác dụng. Người có nguy cơ mắc bệnh cần chú ý theo dõi bệnh và đi khám ngay nếu các triệu chứng diễn ra dai dẳng không khỏi.
3. Chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Khi theo dõi bệnh phát hiện các triệu chứng với tính chất đặc trưng được nêu ở trên thì nên đi khám và tầm soát ung thư vòm họng. Khi đi khám cần nói rõ các triệu chứng đặc biệt là các triệu chứng phân biệt liên quan đến ung thư vòm họng để bác sĩ dễ dàng hơn trong việc phát hiện và đưa ra chỉ định điều trị.
3.1 Thăm khám
Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát từ đầu tới cổ để kiểm tra xem các hạch. Sau đó, người khám được đề nghị há miệng ra để thăm khám các cơ quan trong miệng như lưỡi, vòm họng.
3.2 Nội soi họng
Sử dụng các dụng cụ nội soi chuyên dụng để phát hiện các bất thường trong vòm họng. Khối u phát triển lớn thường gây ra tổn thương cho các tế bào khỏe mạnh, làm các tế bào này sưng lên. Nội soi cổ họng có thể giúp phát hiện vị trí và kích thước khối u.
3.3 Chụp X-Quang
Từ hình ảnh chụp X-quang có thể xác định các chi tiết liên quan đến khối u như kích thước, hình dạng và mức độ tác động tới các mô mềm. Ngoài ra, để giúp xác định chính xác hơn, các chỉ định chụp CT cắt lớp, siêu âm có thể được đưa ra.
4. Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Giống như các phương pháp điều trị ung thư khác, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị ung thư vòm họng là hóa trị – xạ trị. Ngoài ra, ở giai đoạn đầu việc phẫu thuật có thể hiệu quả vì ung thư chưa di căn, tuy nhiên phẫu thuật là ở vòm họng nên mức độ nguy hiểm cũng cao hơn.
4.1 Xạ trị
Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư. Đối với những khối u vòm họng nhỏ, xạ trị bằng chiếu tia ngoài có thể là liệu pháp duy nhất cần phải thực hiện. Trong những trường hợp khác, việc điều trị có thể kết hợp xạ trị với hóa trị.
Một loại xạ trị khác, là chiếu tia bên trong (liệu pháp tia phóng xạ để gần) thường được sử dụng trong ung thư vòm họng tái phát nhằm tiếp cận và tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn.
4.2 Hóa trị
Hóa trị là sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hoá trị có thể là thuốc viên, tiêm tĩnh mạch hoặc cả hai. Hóa trị có thể được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng bằng ba phương pháp:
- Hóa trị được thực hiện cùng lúc với xạ trị: Khi kết hợp với xạ trị, hóa trị có thể làm tăng hiệu quả của xạ trị. Tuy nhiên tác dụng phụ của hóa trị cộng thêm tác dụng phụ của xạ trị có thể quá sức chịu đựng của nhiều bệnh nhân.
- Hóa trị sau xạ trị: Hóa trị sau xạ trị với mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại trong cơ thể, kể cả tế bào ung thư đã di căn. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp được quyết định nhiều bởi khả năng chịu đựng của người bệnh. Nhiều người không có khả năng chịu đựng được những tác phụ và phải ngưng điều trị.
- Hóa trị trước xạ trị: Hóa trị hỗ trợ được thực hiện trước xạ trị đơn thuần hoặc trước liệu pháp đồng thời. Phương pháp này cần được nghiên cứu nhiều hơn để xác định hiệu quả điều trị.
4.3 Phẫu thuật
Vì tính nguy hiểm của phẫu thuật tại vòm họng nên nó thường không được sử dụng trong ung thư vòm họng. Đa số, phẫu thuật được chỉ định để cắt bỏ các hạch bạch huyết ung thư ở cổ, một số trường hợp được sử dụng để cắt bỏ một khối u ở vòm họng.
Điều trị ung thư là tốn kém, người bệnh cần kiên nhẫn và nỗ lực rất nhiều để vượt qua các trở ngại tâm lý trong quá trình điều trị. Việc điều trị kết hợp với chế độ ăn nhiều dưỡng chất có thể giúp hồi phục sức khỏe tốt hơn. Người bệnh cũng cần tuân thủ các lưu ý mà bác sĩ đã căn dặn sau các đợt hóa trị và xạ trị để làm chậm quá trình tái phát bệnh trở lại.
5. Các phương pháp cải thiện sức khỏe cho người mắc bệnh ung thư vòm họng
Đối với ung thư, cách tốt nhất để cải thiện bệnh là giữ tâm thế bình tĩnh, điều chỉnh thái độ tâm lý lạc quan. Ngoài ra, một lối sống sinh hoạt và ăn uống lành mạnh có thể giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
- Kiêng hoàn toàn thuốc lá, rượu bia và các đồ uống có cồn, có gas
- Không ăn thức ăn mặn, thức ăn muối như thịt muối, cá muối, thức ăn lên men như dưa muối, cà muối
- Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
- Tập thể dục thể thao để tăng sức sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể