Hương nhu trắng thường mọc hoang ở nhiều nơi, do có mùi hắc, khó uống nên chủ yếu được trồng để khai thác tinh dầu. Cây có nhiều tác dụng quan trọng như lợi thấp, mồ hôi, hành thủy, giảm sốt. Chủ yếu được dụng để chữa đau bụng, cảm mạo, thủy thũng, nhức đầu, nôn, chảy máu cam, tiêu chảy…
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY HƯƠNG NHU TRẮNG
Cây hương nhu trắng có tên gọi khác là é lá lớn
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY HƯƠNG NHU TRẮNG
Cả cây, trừ rễ. Thu hái khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Có thể cất lấy tinh dầu.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY HƯƠNG NHU TRẮNG
Cả cây chứa tinh dầu: 0,6-0,8%, trong có eugenol: 45-70%, methyl eugenol: 20%, carvacrol, ocimen, p-cymen, camphen, limonen, a và b-pinen.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY HƯƠNG NHU TRẮNG
Chữa cảm nắng, đau đầu, làm ra mồ hôi, đau bụng. Thường được cất lấy tinh dầu, rồi tách eugenol dùng trong khoa răng và tổng hợp vanillin. Ngày 6-12g dạng thuốc xông hoặc thuốc sắc.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY HƯƠNG NHU TRẮNG
Tên khoa học của hương nhu trắng là OCIMUM GRATISSIMUM L thuộc họ LAMIACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY HƯƠNG NHU TRẮNG
Cây nhỏ, sống lâu năm, cao 1-1,5m. Thân vuông, có lông, hoá gỗ ở gốc. Lá mọc đối chéo chữ thập, mép khía răng thô, đầu nhọn dài, có lông. Hoa màu trắng mọc thành xim co ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả bế. Toàn cây có mùi thơm.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY HƯƠNG NHU TRẮNG
Tháng 5-7.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY HƯƠNG NHU TRẮNG
Cây mọc hoang, nhưng chủ yếu được trồng để lấy tinh dầu xuất khẩu.
Trên đây là một số thông tin về cây hương nhu trắng, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây hương nhu trắng được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)