Đến nay, bệnh suy tuyến giáp vẫn chưa tìm được cách chữa trị. Nhưng thay vì để cho nó “tự do tung hoành” trong cơ thể của bạn thì ngay lúc này đây, hãy kiếm soát bệnh tuyến giáp bằng chế độ ăn uống lành mạnh. Nó sẽ giúp bạn có 1 cuộc sống hạnh phúc hơn.
Tuyến giáp nằm ở giữa cổ, sản sinh ra loại hormon rất quan trọng đối với cơ thể (thyroxin). Nó điều khiển thân nhiệt, duy trì cân nặng và sự trao đổi chất phù hợp cho cơ thể, điều hòa nhịp tim và quá trình sản xuất năng lượng. Do đó, nếu chẳng may tuyến giáp của bạn bị suy, bạn nên biết cách ăn uống sẽ giúp quá trình điều trị suy giáp hiệu quả.
Bệnh suy giáp nguy hiểm thế nào?
Bệnh suy giáp là tình trạng thiếu hụt hormon tuyến giáp, không đủ cung cấp cho các tế bào của cơ thể. Ở những người mắc bệnh này, tuyến giáp có thể phình to (gây bướu cổ) hoặc không. Suy giáp có nhiều loại:
Suy giáp tiên phát: do căn nguyên miễn dịch (như viêm tuyến giáp Hashimoto). Sau phẫu thuật cắt tuyến giáp hoặc điều trị bằng iốt phóng xạ (kể cả phóng xạ vùng cổ). Do dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp điều trị bệnh basedow, (neomercazol, thyrozol, novacarb, lithium…). Do thiếu hụt iốt nặng. Bẩm sinh hoặc mắc phải trong tử cung (suy giáp trẻ mới đẻ);
Khi bị suy giáp người bệnh có các biểu hiện: mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, đãng trí, trầm cảm, da, tóc khô; tâm trạng thay đổi thất thường; rối loạn kinh nguyệt; tay chân lạnh, cảm thấy vô cùng lạnh trong mùa đông và nóng quá mức trong mùa hè… Suy giáp làm tăng nguy cơ tai biến tim mạch, có thể gây hôn mê, ngừng thở…
Những thực phẩm có lợi cho tuyến giáp
Tiêu thụ cá hồi
Những người mắc bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto thường có nồng độ vitamin D trong cơ thể thấp hơn so với người bình thường. Thiếu hụt hợp chất này sẽ làm tăng kháng thể tuyến giáp. Những kháng thể này tác động tới hệ miễn dịch, khiến bộ phận này tấn công các mô tuyến giáp. Lisa Markley, chuyên gia dinh dưỡng kiêm đồng tác giả của cuốn The Essential Essentials Thyroid Cookbook giải thích, hiện tượng này gây viêm và làm giảm hoạt động của tuyến giáp.
Do đó, mọi người cần cung cấp một lượng lớn vitamin D cho cơ thể mỗi ngày để tuyến giáp hoạt động tốt nhất. Cá hồi là loại thực phẩm hàng đầu cung cấp nhiều chất này. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng tìm thấy vitamin D trong nước cam ép, sữa và trứng.
Sử dụng đậu trắng
Một bát đậu trắng được nấu chín có thể cung cấp 8 mg sắt. Đây là chất khoáng mà rất nhiều phụ nữ đang trong thời kì tiền mãn kinh cần bổ sung. Theo bác sĩ Lee, thiếu sắt sẽ làm suy giảm hoạt động của các enzim tham gia vào quá trình sản sinh hormone tuyến giáp. Phụ nữ có độ tuổi từ 19-50 cần bổ sung 18 mg sắt mỗi ngày. Con số này là 8 đối với người trên 51 tuổi.
Cơ thể thường gặp phải nhiều trở ngại khi hấp thụ sắt. Tuy nhiên, bạn có thể tăng cường chất này thông qua việc kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày. Sắt có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc trị bệnh tuyến giáp. Vì vậy, mọi người nên uống thuốc trước bữa cơm ít nhất 4 giờ.
Hạn chế đậu nành
I-ốt là chất khoáng vô cơ quan trọng góp phần sản sinh hormone tuyến giáp. Hợp chất isoflavone có trong đậu nành sẽ ngăn chặn khả năng hình thành hormone của i-ốt. Hơn nữa, ngay cả những thực phẩm chứa đậu nành đã tách protein cũng đem lại nhiều isoflavone.
Theo tiến sĩ Joseph Jankovic, chuyên gia dinh dưỡng kiêm giáo sư tại Trường Y Baylor, hầu hết những người bị suy nhược tuyến giáp cần tránh tiêu thụ đậu nành. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cắt giảm lượng tiêu thụ thay vì loại bỏ hoàn toàn loại đậu này ra khỏi chế độ dinh dưỡng. Ngoài ra, bổ sung một lượng nhỏ đậu nành đã qua chế biến như tương nén cũng là việc làm cần thiết.
Tránh tiêu thụ một số loại rau
Bhavesh Shah, giám đốc y khoa tại Trung tâm Y tế Long Beach, Californila cho biết, dù có khả năng bổ sung nhiều dưỡng chất, những loại rau như súp lơ xanh, hoa lơ, bắp cải lại chứa nhiều enzym goitrogen. Loại enzym này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản sinh hormone tuyến giáp.
Mọi người không cần phải tiêu thụ loại thực phẩm này thường xuyên. Bạn có thể bổ sung loại rau củ này một lần mỗi tuần.
Kiểm soát lượng muối hấp thụ
Các loại khoáng chất rất cần thiết cho quá trình sản sinh hormone. Tuy nhiên, theo Linda Anegawa, bác sĩ chuyên khoa tại trung tâm y tế Hawaii Pacific Health 360, tiêu thụ quá 1100 mcg muối mỗi ngày có thể ảnh hưởng xấu tới tuyến giáp.
Do đó, mọi người cần lưu ý tới lượng muối cơ thể hấp thụ mỗi ngày. Nếu thường xuyên sử dụng rong biển hoặc muối biển thay muối tinh trong quá trình nấu nướng, bạn cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm bổ sung nhiều iốt. Để chắc chắn bản thân đang sở hữu một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn có thể hỏi ý kiến của các chuyên gia.
Tổng hợp
Xem thêm:
Những dấu hiệu của ung thư tuyến giáp bạn cần biết