Củ mài gừng và công dụng của củ mài gừng

Củ mài gừng là một loài thực vật có hoa trong họ Dioscoreaceae. Loài này được C.H.Wright mô tả khoa học đầu tiên năm 1903.

Dioscorea-Zingiberensis-C-H-Wright-20157

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CỦ MÀI GỪNG

Cờ lóh (Ba Na)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CỦ MÀI GỪNG

Thân rễ. Thu hái vào mùa thu, khi cây tàn lụi, rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỦ MÀI GỪNG

Thân rễ chứa 2,0-2,5% diosgenin.

4. CÔNG DỤNG CỦA CỦ MÀI GỪNG

Diosgenin là một trong những nguyên liệu chính để tổng hợp các thuốc steroid như nội tiết tố sinh dục, thuốc chống viêm corticosteroid, thuốc cai đẻ và thuốc làm tăng đồng hoá.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CỦ MÀI GỪNG

Củ mài gừng có tên khoa học là IOSCOREA ZINGIBERENSIS C.H. Wright thuộc họ DIOSCOREACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CỦ MÀI GỪNG

18_Sep_2014_015503_GMTD6

Dây leo, nhẵn cứng, dài 5-10m. Rễ củ mọc bò ngang, vỏ ngoài thô, màu nâu, rễ con cứng. Lá mọc so le, hình tim, đầu lá nhọn hoắt. Cuống lá dài, có gai ở gốc. Cụm hoa hình bông dài mọc ở kẽ lá. Quả có 3 cánh.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CỦ MÀI GỪNG

Tháng 2-5.

8. PHÂN BỐ CỦA CỦ MÀI GỪNG

Cây đặc sản của miền nam, mọc hoang ở rừng núi, ven sông suối lớn.

Trên đây là một số thông tin vềcủ mài gừng, thành phần hóa học cũng như tác dụng của củ mài gừng được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)