Viêm xoang căn bệnh gây không ít ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, đây là một trong những căn bệnh dai dẳng đeo bám và khó trị nhất.
Xoang là các khoang rỗng nằm trong khối xương mặt, thông với hốc mũi, trong đó có chứa đầy không khí. Xoang được bao bởi niêm mạc và có chức năng: Làm nhẹ đầu, Làm thùng cộng hưởng, Lọc và sưởi ấm không khí. Xoang cạnh mũi gồm có 8 xoang: 4 xoang bên trái và 4 xoang bên phải mỗi mũi. Chúng bao gồm: Xoang trán, xoang sàng (sàng trước và sàng sau), xoang hàm, xoang bướm.
Viêm xoang là chứng viêm phù nề niêm mạc trong xoang, tăng ứ đọng dịch nhày mủ, gây ra các hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ xuống hốc mũi. Khi các lỗ thông xoang bị tắc do quá nhiều chất dịch nhày tích tụ thì đây là một điều kiện tuyệt vời cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ dẫn đến nhiễm trùng xoang.
Bệnh xảy ra với rất nhiều đối tượng cả người già lẫn trẻ em, bệnh không loại trừ một ai. Bệnh do nhiều tác nhân gây ra như ô nhiễm nguồn nước, không khí. Cơ địa bị dị ứng, bị dị tật bẩ sinh do các hốc xoang…
Cây cỏ hôi chữa bệnh viêm xoang như thế nào?
Mô tả: Cây cỏ hôi là một loại cây nhỏ thân cây có nhieuf lông nhỏ mềm, cao khoảng 20-60cm thường mọc hoang nhiều nơi, lá có mép răng cưa, dài khoảng 2-6cm, mặt trên và dưới điều có lông, hoa nhỏ màu tím xanh, quả mà đen, cây phát triển rất nhanh và rộng.
Các bộ phận của cây được dùng để làm thuốc chữa bệnh trong các bài thuốc dân gian. Rất tốt trong việc điều trị các bệnh về viêm xoang dị ứng cấp và mãn tính. Thường dùng làm thuốc chống viêm phù nề, chống dị ứng như chảy máu ngoài do chấn thương, bị sưng đau.
Một số bài thuốc từ cây cỏ hôi
Sử dụng cỏ hôi, long não, lá chanh
Nguyên liệu: 100g cỏ hôi, 50g lá long não, 10g lá chanh.
Cách làm: Những lá thuốc trên đều phải tươi đem rửa sạch rồi sắc với 300ml nước đến khi sắc còn 100ml.
Đổ nước ra bát và xông lên mũi, ngày xông 3 lần. Mỗi lần xông thì cần phải hâm nóng lại nước sắc. Làm liên tục như vậy trong 7-10 ngày.
Xông hơi bằng cây cỏ hôi
Thành phần: Sử dụng 30 – 50g cây cỏ hôi đã rửa sạch và thái khúc. Sau đó, đem nấu chung với 500ml nước cho đến khi sôi cạn còn 200ml thì tắt bếp. Các bạn chia thuốc ra thành hai phần, một phần để uống và một phần dùng để xông hơi.
Tiến hành: Chờ cho nước nguội bớt, nhiệt độ hạ thấp còn khoảng 50 – 60 độ C. Sau đó đổ nước thuốc ra chiếc bát và dùng khăn mềm trùm kín đầu để hơi nước ấm xông vào mũi. Hơi ấm sẽ giúp làm tan dịch nhầy và giúp lỗ mũi, lỗ thông xoang thông thoáng, tránh tình trạng tắc nghẽn, tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó, dịch mũi thoát ra ngoài sẽ mang theo vi khuẩn, hạn chế gây viêm nhiễm. Xông hơi 2 – 3 lần/ ngày và mỗi lần cách nhau 10 ngày sẽ giúp bệnh được cải thiện như mong muốn.
Một số lưu ý khi sử dụng cây cỏ hôi trị viêm xoang
Khi áp dụng cây cỏ hôi, ban đầu bệnh nhân sẽ cảm thấy xót và khó chịu nhưng sau thời gian sử dụng hiện tượng này sẽ không còn. Tuy nhiên, nếu thình trạng này không chấm dứt mà vẫn tiếp tục diễn ra, các bạn nên ngưng sử dụng ngay lập tức và đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
Trước khi trị viêm xoang bằng cây cỏ hôi, người bệnh nên chú ý vệ sinh mũi sạch sẽ bằng dung dịch nước muối sinh lý. Sau đó, các bạn lâu khô và nhỏ nước nước cây cỏ hôi vào mũi.
Bệnh nhân không nên xì mũi quá mạnh mà hãy nhẹ nhàng, tránh trường hợp dịch nhầy chảy ngược vào cuống họng hoặc tai gây viêm.
Bên cạnh áp dụng cách trị viêm xoang bằng cây cỏ hôi, các bạn nên kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và tập luyện 30 phút thể thao hàng ngày nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật và giúp bệnh mau chóng hồi phục.
Để quá trình điều trị viêm xoang hiệu quả và không mất nhiều thời gian thì bạn có thể dùng các loại kháng sinh để hỗ trợ điều viêm xoang hiệu quả nhất. Gợi ý một số kháng sinh hỗ trợ điều trị viêm xoang như:
– Thuốc Augmentin:
>>> Xem chi tiết về công dụng, cách dùng sản phẩm Augmentin 1g tại: https://nhathuocviet.vn/san-pham/thuoc-augmentin-1g.html
>>>> Xem chi tiết và công dụng của thuốc Zinnat 500mg tại: https://nhathuocviet.vn/tin-tuc/thuoc-zinnat-500-mg.html