Nếu ở những bộ phận sau có dấu hiệu như khối u hay vùng da có dấu hiệu khác đi thì rất có thể bạn đã bị mắc phải bệnh ung thư. Hãy cùng xem qua các bộ phận sau đây xem bạn có bị gì ở đó không nhé!
1/ Mí mắt
Khoảng 5 – 10% căn bệnh ung thư da xảy ra ở bộ phận này. Mí mắt là một trong những vùng da thường bị bỏ quên khi chúng ta bôi kem chống nắng.
2/ Kẽ chân
Ung thư da cũng có thể hình thành trên các vùng da mà ít khi nhìn tiếp xúc với ánh sáng trong ngày như trong các kẽ chân.Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào ở vị trí này, ví dụ như những vết thương khó lành, đốm đen, đừng chủ quan mà không đi khám bác sĩ.
3/ Bàn chân
“Không ai nghĩ bàn chân cũng có thể bị ung thư, nhưng đó là một sai lầm lớn”, Bryan Markinson, một chuyên gia về các vấn đề y tế liên quan đến bàn chân, đang làm việc tại Trường Y Icahn, New York, Mỹ cho biết.
Markinson nhấn mạnh một số dấu hiệu như xuất hiện các nốt ruồi, hạch lạ ở bàn chân, cảm giác đau kéo dài khi chuyển đều có thể là do xương, mạch máu, dây thần kinh, hoặc da bàn chân đang gặp các vấn đề nguy hiểm, thậm chí ung thư.
Markinson tiết lộ thêm “ung thư da là loại loại phổ biến nhất trên bàn chân của chúng ta, nhưng vẫn còn hiếm gặp. Thông thường chỉ có 10 trường hợp mắc bệnh này/năm được ghi nhận”.
Ung thư da ở chân thường là dạng u hắc tố, chiếm 3 – 5% của tất cả các trường hợp u ác tính. Nguyên nhân có thể là do di truyền hoặc tiếp xúc lâu với các hóa chất gây ung thư có trong môi trường chứ không phải tiếp xúc với ánh mặt trời.
4/ Âm đạo
Ung thư âm đạo thường gặp ở phụ nữ trung niên ở thời kỳ mãn kinh, khi cơ thể bước sang giai đoạn lão hóa thực sự, thường gặp các vấn đề rối loạn về nội tiết tố, ảnh hưởng tới tâm sinh lý.
Các tế bào âm đạo cũng chịu ảnh hưởng nhất định, lão hóa dần và có nhiều khả năng phát triển thành ung thư.
Ung thư âm đạo là một loại ung thư hiếm gặp, hình thành trong các tế bào âm đạo của phụ nữ. Loại phổ biến nhất là ung thư tế bào vảy, một loại ung thư da chiếm 80% các trường hợp ung thư âm đạo.
Tế bào ung thư phát triển chậm gần cổ tử cung và xuất hiện nhiều nhất sau thời kỳ mãn kinh.
Bắt đầu, các khối u trông như cục u nhỏ hoặc lở loét và thường có thể chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ. Xạ trị đang ngày càng phổ biến và đang tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân, theo một nghiên cứu trên tạp chí Gynecological Oncology.
Tiền sử bệnh mụn cóc sinh dục (u nhú ở người) hoặc nhận thấy bất kỳ sự kích thích, chảy máu bất thường nào ở âm đạo, hãy đến khám và tiến hành các xét nghiệm tầm soát tế bào ung thư sớm nhất.
5/ Tuyến nước bọt
100.000 người có thể sẽ có 1 người bị ung thư tuyến nước bọt. Các triệu chứng bao gồm tê hay sưng ở mặt, cảm giác khó nuốt, khó mở rộng miệng hoặc khối u ở tai, má, cằm và khu vực miệng.Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ có 90% cơ hội sống sau 5 năm. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong sẽ ở mức cao nếu phát hiện muộn hơn.
Một nghiên cứu ở Hà Lan trong vòng 21 năm đã đưa ra những bằng chứng cho thấy nếu khối u ác tính và phát hiện muộn, xạ trị và hóa trị gần như không có tác dụng.Việc tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả vẫn còn rất xa vời. Vì vậy, phát hiện ra bệnh sớm là điều kiện tiên quyết để người bệnh có nhiều cơ hội chữa khỏi căn bệnh này.
Ung thư tuyến nước bọt có nhiều điểm khác biệt so với với các dạng khác ung thư khác ở xung quanh miệng. Các chất kích thích có hại như rượu và thuốc lá dường như không làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Và yếu tố di truyền cũng không được tính đến.
Bệnh có khả năng cao hơn ở những người có tiền sử tiếp xúc với môi trường làm việc với các chất phóng xạ.
6/ Hộp sọ và cột sống
U nguyên sống là một loại ung thư xương được tìm thấy trong hộp sọ và cột sống với tỉ lệ chẩn đoán mắc bệnh khoảng 1 trên 1 triệu người mỗi năm.
Bệnh có thể phát triển từ những tàn tích rất nhỏ của sụn khớp từ khi chúng ta còn là những bào thai nằm trong tử cung.
Hiện chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về căn bệnh hiếm gặp này, nhưng các chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây bệnh không phải do yếu tố di truyền.
U nguyên sống phát triển chậm nhưng mạnh mẽ, thường gây ra các triệu chứng khó chịu như đau đầu, đau cổ, suy giảm chức năng của ruột và bàng quang thậm chí gây ngứa râm ran ở tay và chân.
Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị đều không hiệu quả đối với căn bệnh này. Chỉ có thể phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư.
Tuy nhiên, cột sống và não là nơi hội tụ của các dây thần kinh quan trọng nên phẫu thuật không phải là phương án an toàn tối ưu. Kể cả khi phẫu thuật thành công thì tỷ lệ tái phát của bệnh cũng ở mức cao.
7/ Sụn trung mô
Dạng ung thư sụn này rất hiếm gặp, chưa đến 1.000 trường hợp được ghi nhận từ năm 1959 đến nay. Bệnh có thể nhanh chóng lây lan đến các cơ quan khác, đặc biệt là các hạch bạch huyết nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
2/3 các trường hợp sụn trung mô xảy ra trong xương, đặc biệt là cột sống, xương sườn, và xương hàm. 1/3 còn lại được tìm thấy trong mô mỡ và cơ bắp.Vì nó có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trong cơ thể, rất khó để xác định triệu chứng, nhưng trong giai đoạn đầu, các khối u ung thư có thể gây đau và sưng ở các khu vực bị ảnh hưởng. Nếu khối u xuất hiện gần cột sống, nó có thể khiến người bệnh bị tê liệt hoặc mất cảm giác.
Sự kết hợp này có thể giảm nguy cơ tái phát xuống 50%. Trong khi nếu chỉ phẫu thuật thì chỉ có thể giảm 27%.
Nếu quan tâm về cách phòng ngừa ung thư, hãy click vào link này: http://wru.edu.vn/fucoidan-nhat-ban-va-cac-loai-fucoidan-nhat-ban-tren-thi-truong-19288.html
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
- 3 loại ung thư nguy hiểm mà bạn cần phải cảnh giác
- Những lời khuyên từ các bác sĩ giúp bạn phòng được bệnh ung thư vú