Hiện nay, các hãng mỹ phẩm đều cho ra đời các loại kem dưỡng ẩm khác nhau. Tùy thuộc theo từng loại da mà bạn mua sử dụng cho mình loại dưỡng ẩm phù hợp. Tuy nhiên, các bạn hẳn cũng đang rất tò mò Trong kem dưỡng ẩm có những thành phần gì?
- Sữa Rửa Mặt Cho Nam Da Dầu: Bí Quyết Làn Da Sạch Khỏe, Kiểm Soát Nhờn Hiệu Quả
- Hướng dẫn chọn kem chống nắng cho da khô nhạy cảm: Bí quyết chăm sóc da hiệu quả
- Bôi kem chống nắng trước hay sau kem lót? Hướng dẫn đúng cách để bảo vệ da
- Review top 5 sữa rửa mặt Eucerin cho mọi loại da tốt nhất hiện nay
- Top kem chống nắng Eucerin: Loại nào tốt?
Nhìn chung, thành phần của kem dưỡng ẩm là sự kết hợp của 3 hoạt chất: cấp ẩm (Humectants), chất làm mềm (Emollients) và chất giữ ẩm (Occlusive). Thành phần nào nổi trội hơn sẽ làm tác dụng đại diện cho loại kem dưỡng đó.
Cấp ẩm (Humectants)
Chất cấp ẩm là chất có tác dụng “hút” các phân tử nước từ môi trường bên ngoài và cung cấp vào da.
Humectants giúp cấp nước cho bề mặt da rất tốt nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu ở nồng độ cao.
Một chất cấp ẩm cổ điển là Glycerin. Nó đã được dùng trong mỹ phẩm từ rất lâu và có giá thành rẻ. Ngày nay, Acid Hyaluronic đang dần thay thế Glycerin bởi nhiều tác dụng vượt trội của nó.
Acid Hyaluronic được tìm thấy trong cơ thể con người như là một loại mô liên kết. Chúng có tác dụng cấp ẩm theo cấp số nhân, hiệu quả hơn và ít dính hơn. Acid Hyaluronic đắt hơn Glycerin rất nhiều.
Các chất cấp ẩm khác bạn có thể gặp trong kem dưỡng là : Natri pyrolidon axit cacboxylic, sodium lactate, urê, axit lactic, sorbitol, và butylen glycol.
Chất làm mềm da (Emollients)
Chất làm mềm là thành phần có tác dụng làm mềm, làm tăng độ đàn hồi của bề mặt da bằng cách lấp đầy các “vết nứt” giữa các tế bào.
Có rất nhiều thành phần làm mềm sử dụng trong mỹ phẩm. Hầu hết là các loại dầu hoặc chất béo tự nhiên. Tuy nhiên, chúng không phải luôn có hiệu quả lâu dài.
Các chất làm mềm da thường thấy là : Stearic, linoleic, lauric, oleic, linoleic và ceramides.
Chất giữ ẩm (Occlusives)
Chất giữ ẩm là thành phần tạo ra lớp màng bao phủ, ngăn ngừa sự mất nước trên da
Petrolatum là một chất giữ ẩm đã được dùng từ rất lâu trong ngành mỹ phẩm. Nó là một loại dẫn xuất từ dầu mỏ và có khả năng giữ ẩm tới 98%. Ngoài ra, Lanolin, Oxit kẽm, Silicon cũng là những thành phần thường thấy nhưng chúng lại dễ gây ra mụn trứng cá hoặc tình trạng viêm nang lông do bí.
Ngày nay, một số loại dầu tự nhiên như thầu dầu, jojoba… vừa có tác dụng làm mềm và giữ ẩm rất tốt cho da.
Cách chọn kem dưỡng ẩm cho da phù hợp
Tùy vào nhu cầu và thời tiết trong năm mà bạn nên chọn cho mình 1 lọ kem dưỡng ẩm phù hợp. Nếu da khô, thiếu dầu và có xu hướng ngày càng khô hơn theo tuổi tác. Giải pháp cho bạn là các loại kem dưỡng có thành phần làm mềm cao giúp bổ sung lớp lipid trên da. Da mất nước sẽ cần các sản phẩm kem dưỡng cấp ẩm hoặc giữ ẩm cao hơn.
Một ví dụ cụ thể với tình trạng da bị mụn, hơi khô do mất nước. Bạn nên hướng tới một bộ dưỡng có khả năng Hydrat cao hơn (cấp ẩm), nồng độ chất làm mềm vừa phải và không có chất giữ ẩm. Lipid trong chất giữ ẩm có thể làm bí lỗ chân lông khiến tình trạng da không được cải thiện.
Ngoài cách này ra, bạn cũng nên quan tâm đến chế độ ăn hàng ngày của mình, điều chỉnh lại một số thói quen không tốt như thức khuya,…hay bạn cũng có thể tham khảo thêm bài Tự chế với 5 mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên nhé. Dưới đây là bài Trong kem dưỡng ẩm có những thành phần gì?. Chúc bạn thành công!