5 phương pháp giúp giảm bệnh lupus ban đỏ bạn nên biết

Bệnh lupus ban đỏ là một căn bệnh rất it gắp tại Việt Nam, nhưng hiện nay căn bệnh này đang có xu hướng phát triển. Vậy làm cách nào nào ngăn chặn căn bệnh này? Hôm nay chúng tôi chia sẻ cho bạn 5 phương pháp giúp giảm  bênh lupus ban đỏ cùng tham khảo với chúng tôi nhé!

hinh12

Làm sao điều trị bệnh lupus ban đỏ?

1. Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID):

NSAIDs giúp giảm sưng, đau và sốt. Các thuốc này gồm có ibuprofen (tên thương hiệu Motrin, Advil) và naproxen (Naprosyn, Aleve). Một số thuốc NSAID này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như xuất huyết dạ dày hoặc tổn thương thận. Luôn luôn hỏi bác sĩ của quý vị trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nào mua tự do (không có toa) để điều trị bệnh lupus.

2. Thuốc chống sốt rét giảm triệu chứng lupus ban đỏ

Bệnh nhân lupus cũng có thể nhận được một loại thuốc chống sốt rét chẳng hạn như hydroxychloroquin hydroxychloroquine (Plaquenil). Mặc dù các thuốc này phòng ngừa và điều trị sốt rét, chúng cũng có thể giúp giảm một số triệu chứng của lupus, chẳng hạn như mệt mỏi, phát ban, đau khớp hoặc loét miệng. Chúng cũng có thể giúp phòng ngừa đông máu bất thường.

3. Corticosteroid và các thuốc ức chế miễn dịch:

Bệnh nhân mắc các vấn đề nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng chẳng hạn như viêm thận, liên quan đến phổi hoặc tim, và các triệu chứng hệ thần kinh trung ương cần được điều trị “tăng cường” (mạnh hơn). Điều này có thể gồm có các corticosteroid liều cao chẳng hạn như prednisone (Deltasone và các thuốc khác) và các thuốc ức chế hệ miễn dịch. Các thuốc ức chế miễn dịch gồm có azathioprine azathioprine (Imuran), cyclophosphamide (Cytoxan) và cyclosporine (Neoral, Sandimmune). Gần đây mycophenolate mofetil đã được sử dụng để điều trị bệnh thận nghiêm trọng ở bệnh nhân lupus – được gọi là viêm thận lupus..

4. Thuốc sinh học ngăn ngừa bệnh lupus ban đỏ

Các phương án điều trị mới hơn gồm có các thuốc được gọi là thuốc sinh học đã được cho phép để điều trị các bệnh thấp khớp khác chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.  Ví dụ như rituximab (Rituxan) và abatacept (Orencia). Hai thuốc này chưa được cho phép điều trị lupus. Nhưng vào năm 2011, FDA đã cho phép sử dụng một loại thuốc sinh học, belimumab (Benlysta), để điều trị SLE ở bệnh nhân trưởng thành, nhưng không dành cho những bệnh  nhân bệnh nặng. Đó là một loại thuốc mới được cho phép để điều trị lupus từ năm 1955.

hinh13

rituximab (Rituxan) phương pháp ngăn ngừa bệnh lupus ban đỏ

Sự tiến bộ trong điều trị thú vị này là nhờ vào các nghiên cứu ở bệnh nhân—được gọi là các thử nghiệm lâm sàng. Nó mang lại hy vọng rằng một số thuốc khác mà các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm ở bệnh nhân sẽ giúp điều trị bệnh lupus. Nó cũng nhấn mạnh đến việc bệnh nhân lupus cần tham gia các nghiên cứu này.

5. Điều trị kết hợp:

Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể kết hợp một số thuốc để kiểm soát lupus và phòng ngừa tổn thương mô. Mỗi phương án điều trị có những nguy cơ và lợi ích. Ví dụ như, hầu hết các thuốc ức chế miễn dịch có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Các tác dụng phụ của những thuốc này có thể gồm có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn cũng như buồn nôn, ói mửa, rụng tóc, tiêu chảy, cao huyết áp và loãng xương (yếu xương). Các bác sĩ điều trị thấp khớp có thể giảm liều thuốc hoặc ngưng cho dùng một loại thuốc vì có các tác dụng phụ hoặc khi bệnh thuyên giảm. Do đó, điều quan trọng là phải kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm cẩn thận và thường xuyên để theo dõi các triệu chứng của quý vị và thay đổi phương án điều trị nếu cần.

Trên đây là 5 phương pháp mà bạn có thể tham khảo giúp bạn ngăn chặn căn bệnh lupus ban đỏ. Ngoài ra bạn cũng nên sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng hay thuốc giúp tăng cường năng lượng tế bào và điều hòa hệ miễn dịch để có một hệ miễn dịch ngăn chặn căn bệnh này.

Thông tin sản phẩm

Kim Miễn khang là sản phẩm chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên có công dụng tăng cường năng lượng tế bào, điều hòa hệ miễn dịch, hỗ trợ ngăn chặn các bệnh như: bạch biến, lupus ban đỏ, vảy nến đa xơ cứng.

Bạn có thể xem chi tiết sản phẩm

http://ehospital.vn/tpcn-kim-mien-khang-va-cong-dung-tpcn-kim-mien-khang-7437.html