6 cách giúp mẹ giảm đau tầng sinh môn sau khi sinh con

Trong quá trình chuyển dạ, nếu bà mẹ nào chưa mở hẳn hết tầng sinh môn, các bác sỹ sẽ dùng đến thủ thuật rạch tầng sinh môn để giúp lấy em bé ra một cách dễ dàng. Sau sinh, nơi này chịu những tổn thương một thời gian, các mẹ chỉ mong muốn vết thương nhanh chóng lành lại và bớt ê ẩm hơn thôi. Dưới đây là 6 cách giúp mẹ giảm đau tầng sinh môn sau khi sinh con.

1/ Sử dụng nước ấm

Vết rạch tầng sinh môn bình thường đã gây đau rát nhiều, nhưng mẹ vẫn cảm tháy đau, khó chịu hơn nhất là khi đi tiểu. Lúc này, một ít nước ấm sẽ giúp các mẹ cải thiện được tình trạng đau nhức này. Các mẹ dùng vòi sen hoặc đổ nước ấm từ từ xuông giữa hai chân trong lúc đi tiểu. Nước ấm sẽ giúp trung hòa bớt nồng độ nước tiểu, hạn chế không cho nước tiểu tiếp xúc vào “cô bé” làm đau rát.

Ngoài ra, mẹ nên dùng nước ấm để vệ sinh vết thương ít nhất mỗi ngày 3 lần để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Có thể sử dụng nước trà xanh, nước muối pha loãng để vệ sinh “cô bé”.

2/ Bổ sung chất xơ cho cơ thể

Sau sinh, nếu thiếu chất xơ thì bệnh táo bón sẽ khiến các mẹ khó chịu, cảm giác tăng lên gấp đôi nếu còn thiếu nước. Khi bị táo bón, các mẹ phải dùng sức để rặn tống hết chất thải ra khỏi cơ thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vết thương rạch tầng sinh môn khiến bạn đau đớn. Việc bổ sung thêm nhiều dưỡng chất để giúp cơ thể hồi phục lại như trước.

3/ Tránh xa những chiếc quần chật hẹp

Sau sinh, các mẹ cần mặc những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát, chúng giúp cho các mẹ bầu cản thấy dễ chịu, hạn chế những tiếp xúc không cần thiết đến vết thương. Đồ lót mua đồ lót dành riêng cho bà bầu, tránh mặc quá chật, bó sát vào người.

4/ Kết thân với những chiếc gối

Chọn một chiếc gối mềm để lót, và một chiếc gối dựa lưng mỗi khi phải ngồi dậy cho con bú có thể giúp mẹ giảm bớt phần nào khó chịu. Hạn chế việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu trong những ngày đầu sau sinh để tránh “vết thương” bị kích thích. Nằm nghiêng cũng là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng. Cách này sẽ giúp giảm áp lực lên tầng sinh môn, và giúp mẹ làm dịu cơn đau.

5/ Hạn chế vận động mạnh

Khi mới sinh, các mẹ dù muốn lấy lại vóc dáng đẹp thì cũng cần đến 2-3 tháng không được vận động mạnh khiến vết rạch tầng sinh môn bị rách. Sau thời gian ở cữ, các mẹ có thể tập luyện thể dục để lấy lại vóc dáng, hay trở về “cuộc yêu” với chồng sau những ngày cho chồng nhịn.

6/ Thay băng vệ sinh thường xuyên

Sau sinh do sản dịch và ra nhiều máu nên mẹ sẽ phải thường xuyên sử dụng băng vệ sinh. Để tránh viêm nhiễm vùng kín đồng thời tạo cảm giác thoải mái, thoáng mát, cứ 3-4 giờ mẹ nên thay băng vệ sinh một lần. Mỗi lần, thay băng mẹ nên dùng nước ấm để làm sạch vùng kín, sau đó lau khô mới mặc băng vệ sinh. Với cách này vùng kín sẽ luôn sạch sẽ, dễ chịu, mẹ sẽ không bị đau rát do sản dịch vùng kín làm nhiễm trùng vết khâu nữa.