6 Trường Hợp Người Bệnh không Nên Dùng Nhân Sâm .

Nhân sâm là một vị thuốc quý. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, nó sẽ trở nên vô tác dụng, hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thậm chí đe dọa tính mạng. Sau đây là 6 loại bệnh cần lưu ý khác khi dùng nhân sâm:

>>> Tác dụng của sâm hàn quốc

nhan-sam-tuoi-02

Tăng huyết áp: Nhân sâm Hàn Quốc khi dùng với liều lượng thấp sẽ làm tăng huyết áp, nhưng liều cao làm hạ huyết áp. Bạn không thể nhận biết ngưỡng cao thấp này nên tốt nhất không nên dùng.

Bị cảm: Nhân sâm Hàn Quốc bổ khí, sẽ làm cho tà khí ứ trệ lưu trong cơ thể không thoát ra ngoài được, kéo dài bệnh tình. Những người đang phải uống nhân sâm dài ngày nếu bị cảm thì nên ngừng cho đến khi khỏi hẳn.

Bệnh gan mật: Người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt… đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát. Việc uống nhân sâm sẽ càng làm khí trệ uất kết, bệnh nặng thêm.

Đau dạ dày: Chứng viêm loét ở dạ dày do dịch vị ra quá nhiều, khí trệ mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra chảy máu. Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, rất khó làm giảm và hết đau.

Giãn phế quản, lao: Bệnh nhân thường ho ra máu, sốt nhẹ, xuất huyết, đây là lúc âm hư hoả vượng, phế âm suy nhược. Nhân sâm tươi càng làm tổn thương phế âm và làm hỏa vượng thêm, làm năng hơn tình trạng nôn ra máu.

Bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp: Những người này cũng bị âm hư hỏa vượng nên nhân sâm càng làm bệnh nặng thêm.

Ngoài ra bạn có thể chọn: sâm ngọc linh hay sâm ngọc linh ngâm mật ong và tham khảo cách sử dụng sâm ngọc linh như thế nào.