TRỊ MỤN NỘI TIẾT TỐ TẠI NHÀ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn từ các yếu tố bên ngoài lẫn bên trong. Nhiều chị em khi bị mụn chỉ chăm chăm điều trị bên ngoài, bôi thoa các loại mỹ phẩm nhưng ít ai tự cảm nhận xem làn da mình đang gặp vấn đề gì. Một trong các vấn đề mà các bạn bị mụn mãi không hết đó là xuất phát từ bên trong. Điển hình là bởi nội tiết tố thay đổi, bây giờ mình cùng xem trị mụn nội tiết tố như thế nào để hiệu quả nhé:

1. Chế độ ăn uống trị mụn do nội tiết tố

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thay đổi thói quen ăn uống đúng cách có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng mụn trứng cá. Sau đây là những cách kiểm soát triệu chứng thông qua chế độ ăn uống trị mụn do nội tiết tố.

Trị mụn nội tiết bằng rau quả

Trị mụn nội tiết bằng rau quả

1.1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) là thang điểm đo tốc độ của một loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu. Tuân theo chế độ ăn có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp sẽ tránh biến động lượng đường trong máu và kiểm soát mụn trứng cá.

Thực phẩm có GI cao, chẳng hạn như soda, bánh mì trắng, kẹo, ngũ cốc có đường và kem lạnh, gây biến động mạnh lượng đường trong máu và có thể làm trầm trọng thêm mụn trứng cá. Ăn món có nhiều đường cũng làm tăng mức độ insulin – hormone đưa đường ra khỏi máu và vào các tế bào để làm năng lượng. Điều này kích thích giải phóng các hormone khác, chẳng hạn như IGF-1. Sự gia tăng hormone tiếp tục làm dày lớp sừng và tăng sản xuất bã nhờn dư thừa, có thể làm cho mụn trứng cá trở nên tồi tệ hơn.

Một số nghiên cứu cho thấy người theo chế độ ăn ít GI và giàu protein đã cải thiện đáng kể tình trạng mụn trứng cá. Hơn nữa, mụn trứng cá thường phổ biến ở các nước theo chế độ ăn GI cao với thực phẩm có đường, hiếm khi xảy ra ở nơi có chế độ ăn truyền thống, không bao gồm đường hoặc thực phẩm tinh chế.

Do đó, cắt bỏ thực phẩm và đồ uống có đường, cũng như carbs tinh chế, chẳng hạn như mì, bánh ngọt và bánh mì trắng, có thể giúp cải thiện các triệu chứng mụn trứng cá.

Kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách giảm ăn bánh ngọt

Kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách giảm ăn bánh ngọt

1.2. Thử cắt bỏ sữa và đạm whey

Sữa và các sản phẩm từ sữa thúc đẩy bài tiết insulin và sản xuất hormone IGF-1, làm phát triển mụn trứng cá.

Theo nghiên cứu, trẻ em và người lớn ở độ tuổi 7 – 30 sử dụng sữa, phô mai và sữa chua bất kể tần suất hoặc số lượng sẽ có nguy cơ bị mụn do nội tiết tố cao hơn khoảng 16% so với người không dùng.

Tương tự, nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ đạm whey – một loại protein có nguồn gốc từ sữa, có thể liên quan đến mụn trứng cá. Để tránh bị mụn do nội tiết tố, nên thử tránh uống sữa, dùng các sản phẩm từ sữa động vật và whey protein.

1.3. Lựa chọn các món giàu dinh dưỡng

Theo các chuyên gia, chống viêm là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa và điều trị mụn do nội tiết một cách tự nhiên. Do đó, lựa chọn thực phẩm làm giảm viêm là rất quan trọng.

Tiêu thụ các nguồn chất béo omega-3 chống viêm, chẳng hạn như cá béo và hạt chia; đồng thời tránh các nguồn chất béo giàu omega-6 có khả năng gây viêm như dầu hạt cải và dầu đậu nành, có thể làm giảm các triệu chứng mụn trứng cá.

Ăn đa dạng các loại rau và trái cây cũng là một cách để giảm viêm và các triệu chứng mụn trứng cá. Những thực phẩm này cung cấp chất chống oxy hóa chống viêm và các chất dinh dưỡng tốt cho da, chẳng hạn như vitamin C.

2. Người bị mụn nội tiết ăn gì?

2.1. Thực phẩm nên thưởng thức

  • Rau: Bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, ớt, bí xanh, súp lơ, cà rốt, củ cải đường

Bông cảnh xanh là một trong những loại rau bạn nên thưởng thức

  • Trái cây: Các loại berry, bưởi, cam, táo, cherry, chuối, lê, nho, đào
  • Ngũ cốc nguyên hạt và rau củ có tinh bột: Khoai lang, hạt quinoa, bí ngô, gạo lứt, yến mạch, kiều mạch
  • Chất béo lành mạnh: Trứng, dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt, bơ làm từ hạt, dầu dừa
  • Sữa từ thực vật: Sữa hạt điều, sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa chua dừa
  • Protein chất lượng cao: Cá hồi, đậu phụ, gà, gà tây, trứng, hải sản
  • Các loại đậu: Đậu xanh, đậu đen, đậu lăng, đậu thận
  • Các loại thảo mộc và gia vị chống viêm: Nghệ, quế, hạt tiêu đen, rau mùi tây, tỏi, gừng, ớt
  • Đồ uống không đường: Nước lọc, nước khoáng có gas, trà xanh, trà hoa, nước chanh

2.2. Thức ăn và uống cần tránh

Các sản phẩm sữa, thực phẩm tinh chế và các món nhiều đường nên tránh bao gồm:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa động vật: Phô mai, sữa chua
  • Thực phẩm chế biến kỹ: Thức ăn nhanh, đồ đông lạnh, thanh lương khô, ngũ cốc có đường, khoai tây chiên, bánh mì trắng
  • Đồ ngọt: Kẹo, bánh kem, soda, bánh quy, đường, nước tăng lực, đồ uống thể thao ngọt, nước trái cây

3. Bổ sung vitamin, khoáng chất và hợp chất khác

3.1. Vitamin D

Với đặc tính chống viêm mạnh mẽ, sự thiếu hụt vitamin có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng mụn trứng cá. Thiếu vitamin D được phát hiện ở gần 50% số người bị mụn do nội tiết tố, cũng tương quan với mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Bổ sung 1.000 IU vitamin D mỗi ngày trong 2 tháng giúp cải thiện đáng kể các tổn thương bị mụn do nội tiết tố ở những người thiếu chất.

Người bị mọc mụn do nội tiết tốt cần bổ sung vitamin D với hàm lượng phù hợp

3.2. Trà xanh

Trà xanh chứa chất chống oxy hóa mạnh, đã được chứng minh có tác dụng chống viêm. Bổ sung 1.500 mg chiết xuất trà xanh trong 4 tuần đã giảm đáng kể tình trạng bị mụn do nội tiết tố từ trung bình đến nặng ở phụ nữ.

3.3. Các chất bổ sung khác

Ngoài vitamin D và chiết xuất trà xanh, các chất bổ sung sau đây cũng có thể giúp giảm các triệu chứng mụn trứng cá, bao gồm:

  • Dầu cá: Bổ sung dầu cá giàu omega-3 có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá ở một số người;
  • Vitamin B: Có thể ảnh hưởng tích cực đến một số người bị mụn do nội tiết tố. Tuy nhiên, tiêm vitamin B12 liều cao có thể gây ra mụn trứng cá ở một số người;
  • Kẽm: Uống thuốc kẽm đã được chứng minh cải thiện mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá. Kẽm cũng đóng vai trò quan trọng để duy trì sức khỏe của da;
  • Dâu tây: Có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Bổ sung chiết xuất dâu tây có thể làm giảm đáng kể các tổn thương do mụn trứng cá;
  • Probiotic: Chế phẩm sinh học có thể làm giảm viêm da và các triệu chứng mụn khác;

4. Thay đổi các yếu tố lối sống

Bên cạnh việc tuân theo chế độ ăn uống trị mụn do nội tiết tố lành mạnh, giàu dinh dưỡng và dùng thử các chất bổ sung, việc thay đổi các yếu tố lối sống cũng giúp kiểm soát mụn trứng cá.

4.1. Hút thuốc

Hút thuốc có liên quan đáng kể với bị mụn do nội tiết tố và vô số vấn đề sức khỏe khác, bao gồm ung thư phổi và bệnh tim. Bỏ hút thuốc là rất quan trọng, không chỉ giúp giảm các triệu chứng mụn trứng cá mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.

4.2. Uống rượu, mất ngủ và stress

Uống quá nhiều rượu, không ngủ đủ giấc và căng thẳng tinh thần đã được chứng minh góp phần vào sự phát triển mụn trứng cá, cũng như làm nặng thêm các triệu chứng.

Mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc là yếu tố góp phần vào sự phát triển mụn trứng cá

4.3. Chăm sóc da

Chăm sóc da cũng rất cần thiết trong việc điều trị mụn do nội tiết. Bạn nên đến bác sĩ da liễu thăm khám và soi da để tìm ra những sản phẩm tốt nhất, phù hợp với nhu cầu và tình trạng cá nhân của bạn. Một số sản phẩm có thể chỉ hoạt động tốt trên những loại da nhất định, vì vậy điều quan trọng là phải được được sản phẩm phù hợp với bản thân.

Mụn trứng cá là một bệnh ngoài da, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Cùng với các phương pháp điều trị mụn do nội tiết bằng thuốc truyền thống, chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát tình trạng này. Bạn nên ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tránh uống sữa và hạn chế đường. Ngoài ra, việc dùng một số chất bổ sung, kết hợp với ngủ đủ giấc, bỏ hút thuốc và giảm stress cũng là những cách lành mạnh, giúp cải thiện đáng kể triệu chứng mụn trứng cá, cũng như sức khỏe tổng thể của bạn.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo các loại dược mỹ phẩm uy tín để trang bị cho mình một thuốc bôi trị mụn ngoài da an toàn nhé. Bạn có thể xem qua  kem trị mụn Eucerin của Đức.

Xem thêm:

TRỊ MỤN NỘI TIẾT TỐ TẠI NHÀ

BẬT MÍ LOẠI KEM TRỊ MỤN TỐT NHẤT Ở NHÀ