Giời leo là bệnh rất dễ gặp gặp trong các bệnh lý về da liễu, bệnh do nhiễm siêu vi có hướng thần kinh và da. Bệnh gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh và một trong những thắc mắc được nhiều người quan đó là giời leo có lây không và các cách chữa theo dân gian như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Bệnh giời leo có lây không?
Bệnh giời leo là từ dân gian cũng để chỉ bệnh một vùng trên da bị phát ban do Virus Varicella Zoster tạo nên. Giời leo thường nổi thành một dải hay một vùng nhỏ trên một phía khuôn mặt hay các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh giời leo có lây không là một câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người.
Theo các chuyên gia da liễu, vì lí do gây bệnh là virus nên đây là cũng một căn bệnh truyền nhiễm, có thể lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc. Bệnh càng để lâu thì càng tác động trầm trọng đến thể trạng bệnh nhân và lưu lại nhiều tác hại hung hiểm khác.
Bệnh giời leo lây qua đường nào?
Bệnh giời leo có thể lây qua các đường dưới đây:
- Người bệnh tiếp xúc trực tiếp với vùng da có mụn nước hoặc dịch tiết ra từ mụn nước của người đang bị giời leo.Lúc này, các virus lây nhiễm sang da của người lành một cách nhanh chóng và tạo nên những chấn thương tương tự..
- Virus trong từ mụn giời leo của bệnh nhân lây nhiễm sang người lành theo đường thông hơi, xâm nhập vào trong đường hít thở của người lành và gây bệnh.
- Virus lây lan từ người bệnh sang người lành thông qua tiếp xúc gián tiếp. Virus từ dịch tiết trong mụn giời leo của người bệnh dính trên quần áo, chăn gối, vật dụng cá nhân của người bệnh. Khi người lành chạm vào thì ngay lập tức bị nhiễm virus và nhiễm bệnh.
Biện pháp chữa trị bệnh giời leo hiệu quả
Bệnh giời leo lây qua đường nào thì chúng cũng đều gây nhiều khó chịu, khá đau đớn cho người mắc. Do đó, một số biện pháp chữa bệnh giời leo dưới đây bạn có thể áp dụng để bệnh nhanh khỏi:
Thanh nhiệt và giải độc cơ thể
Nên bổ sung vitamin, các loại khoáng chất và chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh để nâng cao sức đề kháng chống lại virus. Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, bổ sung thêm nước chanh, nước cam tươi để hỗ trợ khả năng giải độc và tăng hàm lượng vitamin cho cơ thể. Ăn các thức ăn giúp thanh nhiệt, giải độc bao gồm: đậu xanh hầm, sâm bổ lượng, hạt sen, rau má, khổ qua…
Sử dụng gạo nếp và đỗ xanh
Vì gạo nếp và đỗ xanh có tác dụng thấm hút nước rất nhanh, bạn hãy nhai nhỏ gạo nếp với đỗ xanh theo tỉ lệ 1:1 và đắp vào vùng da bị giời leo nhé. Nó sẽ giúp cho vùng da đó nhanh khô, mau lành bệnh.
Dùng thuốc chống đau, chống viêm
Bệnh nhân có thể dùng các thuốc giảm đau thuộc nhóm không Sterroide, để tránh khỏi cảm giác khó chịu hoặc là acyclovir chữa giời leo. Vùng tổn thương phải luôn được giữ gìn sạch sẽ và được chăm sóc bằng gạc tẩm huyết thanh, hoặc dung dịch alumilum acetate 5%. Bôi các dung dịch sát khuẩn lên phần bị bệnh để góp phần làm khô vết thương như milian, eosin.
Mẹo chữa giời leo từ dân gian
Mẹo dân gian trị giời leo như cây xấu hổ, lá sung, tinh dầu cũng là những cách được nhiều người áp dụng.
- Sử dụng tinh dầu: Một số loại tinh dầu như khuynh diệp, ô liu và tinh dầu tràm có tác dụng hỗ trợ sát trùng, chống viêm, diệt vi khuẩn giời leo hiệu quả. Bạn chỉ cần pha loãng tinh dầu và trộn lẫn với dầu dừa, sau đó thoa mỏng lên vùng da tổn thương từ 2 – 3 lần/ngày.
- Dùng cây xấu hổ: Xấu hổ có tác dụng kháng viêm, hút mủ, làm lành vết thương trên da. Dân gian thường sử dụng cây xấu hổ để giã nhuyễn rồi đắp lên da để chữa giời leo.
- Dùng mủ cây sung: Mủ cây sung có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm sưng rát và làm lành vết thương hiệu quả. Khi bị giời leo, bạn chỉ cần lấy mủ sung thoa một lớp mỏng lên vết thương mỗi ngày 3 lần.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!
Xem thêm: Bệnh viêm gan B có lây không? Tổng quan về viêm gan B
Xem thêm: 5 Cách hạ sốt tại nhà cho người lớn có hiệu quả nhanh nhất