Ngày nay, bệnh đau dạ dày là bệnh rất hay gặp phải, căn bệnh này gây ra những triệu chứng khó chịu mà nhiều người phải chịu đựng hằng ngày như đau bụng âm ỉ, buồn nôn, đầy bụng,…khiến bạn mệt mỏi. Về chế độ ăn uống, khi bị đau dạ dày bạn cần phải kiêng cữ một số thứ để tình trạng này không trở nên nặng hơn. Vậy đau dạ dày không nên ăn gì? Tại sao bị đau dạ dày? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây
1. Đau dạ là gì?
Đau dạ đay là thuật ngữ mô tả tình trạng dạ dày gặp phải tổn thương, chủ yếu là do bị viêm loét. Lúc đầu, sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ, gây cảm giác khó chịu ngay cả khi để bụng đói hay no. Đôi khi làm việc quá sức hay căng thẳng cũng có thể làm kích hoạt cơn đau dạ dày. Các triệu chứng thường gặp như:
- Ăn không ngon, chướng bụng
- Buồn nôn
- Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị
- Đau thượng vị và đau bụng
- Rối loạn bài tiết phân
- Ho kéo dài không tìm được nguyên nhân
2. Tại sao bị đau dạ dày?
Có thể thấy ở Việt Nam tỉ lệ người mắc bệnh đau dạ dày là rất cao. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thói quen sinh hoạt không tốt của nhiều người dẫn đến đau dạ dày, thậm chí có thể là viêm loét dạ dày. Cụ thể như sau:
- Tác hại của vi khuẩn HP (Helicobacter pylori):
Vi khuẩn HP gây ra bệnh về dạ dày chiếm đến 80%. Thêm vào đó, những người thường có thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia quá đà sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, những chất kích thích này tạo môi trường sinh trưởng tốt cho vi khuẩn HP này phát triển.
- Thói quen không tốt trong sinh hoạt, ăn uống:
Khi bạn bỏ bữa nhiều lần, hoặc ăn uống không đúng bữa, ăn quá no hoặc để quá đói, ăn nhanh nuốt vội vừa ăn vừa nằm hoặc đọc sách, xem tivi, ăn khuya và ăn phải những loại thực phẩm không hợp vệ sinh…Những việc này khiến dạ dày hoạt động quá sức, không đều độ dẫn đến bệnh đau dạ dày, thậm chí là viêm loét dạ dày.
- Uống nhiều thuốc Tây:
Khi bạn uống nhiều thuốc có chứa kháng sinh có thể diệt hết các vi khuẩn có lợi trong dạ dày. Bên cạnh đó, các liều thuốc giảm đau cũng đồng thời triệt tiêu một lượng đáng kể các dịch nhày hỗ trợ tiêu hoá bên trong dạ dày.
- Căng thẳng, lo âu (stress):
Tình trạng căng thẳng diễn ra lâu ngày kéo theo các hoạt động co bóp ở dạ dày diễn ra liên tục, làm kích thích dạ dày tiết axit dịch vị có. Điều này sẽ khiến độ PH bên trong dạ dày bị mấy cân bằng dẫn đến niêm mạc dạ dày bị bào mòn.
- Hút thuốc, uống nhiều bia rượu, chất kích thích:
Thuốc là và bia rượu cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Chất Nicotine có trong khói thuốc làm tăng tiết dịch dạ và làm ngăn cản sự hồi phục các thương tổn của niêm mạc tế bào. Trong khi độ cồn trong rượu bia làm giảm chức năng hấp thụ các dưỡng chất, làm tổn hại lớp niêm mạc và bào mòn dạ dày,…
3. Bệnh đau dạ dày không nên ăn gì?
- Nước uống có gas, cà phê: nhất là trong lúc điều trị đau dạ dày, bạn có thể thay bằng nước lọc hoặc trà thảo dược.
- Tuyệt đối tránh ăn đồ cay, nóng.
- Đồ ăn có vị chua, có tính axit: một số loại trái cây có vị chua ( Cam, xoài, cốc, bưởi, me,…) hay dưa muối, dưa chua, giấm, mẻ,….
- Các loại thức ăn cứng, các loại rau chứa nhiều chất xơ, các trái cây còn xanh cứng (cóc, ổi, xoài, táo,…), hay là thịt nhiều gân sụn: các loại thức ăn này có nguy cơ làm tổn thương niêm mạc, khiến dạ dày phải co bóp nhiều.
- Không uống bia rượu, hút thuốc lá.
- Các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn gây khó tiêu và có chứa nhiều muối, phẩm màu, gia vị như: Chả lụa, lạp xưởng, thịt xông khói, xúc xích,…
- Các sản phẩm từ sữa: nếu như bạn là người không dung nạp lactose (một loại đường trong sữa) thì sữa sẽ là tác nhân gây ra các vấn đề đường tiêu hoá như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng,…nhất là khi đói, uống sữa có thể gây hại cho dạ dày bạn nhiều hơn.
- Các loại thịt đỏ: các protein động vật thường sẽ có hàm lượng axit cao, nhất là thịt đỏ sẽ làm tăng lượng axit bên trong dạ dày không tốt cho người đau dạ dày.
- Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày: không nên ăn quá no làm dạ dày căng và sinh ra nhiều axit có hại, dễ gây đau. Cũng không nên để quá đói rồi mới ăn.
Bài viết đã cho bạn biết thêm về thông tin đau dạ dày không nên ăn gì để có được sức khỏe tốt. Bạn nên chú ý chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình để luôn có sức khoẻ nhé
> Xem thêm:
Rụng tóc nhiều nên ăn gì? Top 10 thực phẩm bạn không nên bỏ qua
Hướng dẫn cách làm 8 món ăn giải độc gan hiệu quả