Vết thương hở là các chấn thương ngoài da, khiến các mô bên ngoài da bị rách. Vết thương hở có thể do bị cắt, trầy xước, tai nạn… Nếu không chăm sóc đúng cách và kiêng cữ hợp lý, vết thương hở sẽ chậm lành, dễ bị sẹo lồi. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đầy đủ về cách chăm sóc vết thương hở đúng cách và những điều cần kiêng cữ trong quá trình chăm sóc vết thương.
Vết thương hở là gì?
- Vết thương được chia 2 loại là vết thương kín và vết thương hở. Vết thương hở là những chấn thương có thể thấy được bên ngoài như da bị rách, cắt hoặc đâm thủng… Các dấu hiệu thường thấy của vết thương hở là chảy máu, tấy đỏ hoặc sưng xung quanh vết thương. Người bệnh cũng có thể thấy đau hoặc khó chịu trên bề mặt da.
- Các vết thương hở thường nhỏ và có thể chăm sóc tại nhà. Những vết thương lớn với tổn thương sâu, chảy máu nhiều nên đưa đến bệnh viện để xử lý.
-
Vết thương hở cần được chăm sóc đúng cách
Chăm sóc vết thương hở nên kiêng gì?
- Không nên vận động quá mạnh có thể gây rách miệng vết thương. Điều đó khiến cho vết thương nặng hơn và lâu lành.
- Khi tắm, cần che vết thương cẩn thận, tránh để vết thương bị ngâm nước. Theo các nghiên cứu khoa học, nguy cơ nhiễm khuẩn do nước là rất cao, dễ khiến vết thương ngày càng thêm nặng.
- Không nên ăn thịt gà và đồ nếp vì những thực phẩm này có thể gây mưng mủ. Khi ăn nhiều thịt gà hay đồ nếp, bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Không chỉ vậy, khi vết thương phục hồi còn có nguy cơ để lại sẹo lồi. Vì vậy, cần đặc biệt tránh những thực phẩm này khi vết thương đang trong thời kì mọc da non.
Nên kiêng thịt gà khi đang có vết thương hở
- Không ăn rau muống khi đang có vết thương hở vì có thể gây sẹo lồi.
- Thịt bò nên hạn chế vì có thể để lại các vết sẹo thâm khi vết thương phục hồi.
- Hải sản nhiều dinh dưỡng nhưng cũng nên hạn chế. Lí do vì đây là thực phẩm tanh và có thể gây dị ứng với người có vết thương hở.
- Không nên tự mua, tự điều chế các loại thuốc dân gian lên vết thương hở. Những loại thuốc này nếu không rõ nguồn gốc và tác dụng có thể gây viêm và nhiễm trùng cho vết thương, từ đó khiến vết thương nặng hơn và khó kiểm soát.
- Không dùng bàn tay chưa được vệ sinh sạch sẽ để đụng vào vết thương hở, vi khuẩn có thể từ đó xâm nhập vào vết thương.
- Khi vết thương bắt đầu đóng vảy, không nên bóc lớp vảy này, tránh dẫn đến vết thương chảy máu, lâu lành và để lại sẹo.
Xem thêm : Thuốc bổ máu tốt nhất được dược sĩ khuyên dùng