Gan đóng vai trò rất quan trọng trong qua trình đào thải độc tốvà duy trì hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, việc duy trì sức khỏe gan là điều rất cần thiết. Dưới đây là những dấu hiệu gan không tốt bạn có thể nhận biết ngay tại nhà, cùng tham khảo ngay nhé!
1. Ngứa nhiều
Viêm đường mật tiên phát – một bệnh mạn tính phá hủy các ống dẫn mật trong gan – thường không có những triệu chứng nổi bật, nhưng một dấu hiệu sớm hay gặp là ngứa. Ngứa có thể chỉ do da bạn bị khô, nhưng nếu ngứa trở nên quá thường xuyên thì có thể nên đi khám – nhất là vì ngứa cũng là một dấu hiệu của xơ gan.
2. Vàng da vàng mắt
Lòng trắng mắt, hoặc da, bắt đầu chuyển sang màu vàng là dấu hiệu cực kỳ đáng sợ, nhưng nó có một nguyên nhân chắc chắn: mức bilirubin tăng cao trong cơ thể. Bilirubin là một sắc tố màu vàng do gan tiết ra. Vàng da vàng mắt có thể do nhiều vấn đề về gan khác nhau, từ xơ gan đến viêm gan B.
3. Tăng cân nhiều
Nếu bạn đột nhiên tăng cân mà không vì lý do gì cả, thì gan có thể là thủ phạm. Đó có thể là dấu hiệu của xơ gan, một căn bệnh diễn biến từ từ và mô gan dần bị thay thế bằng mô sẹo, ngăn dòng máu chảy qua gan và ngăn cản cơ quan này hoạt động bình thường.
4. Rối loạn giấc ngủ
Có nhiều lý do khiến mọi người khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, trong đó không loại trừ trường hợp mất ngủ là dấu hiệu bệnh gan được cảnh báo sớm.
Nghiên cứu đăng tải trên “Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ năm 2016 cho biết mất ngủ có thể là đặc điểm ban đầu của bệnh xơ gan và não gan. Theo báo cáo trên, các rối loạn giấc ngủ thường gặp có liên quan đến triệu chứng bệnh về gan bao gồm: chất lượng giấc ngủ kém, hay thức dậy lúc nửa đêm, khó ngủ lại sau khi bị giật mình, thường xuyên ngủ muộn, thức dậy muộn, rối loạn nhịp sinh học buồn ngủ quá mức vào ban ngày nhiều hơn ban đêm, thời gian ngủ ít hơn 5 giờ hoặc nhiều hơn 8 giờ mỗi đêm.
Để biết chính xác đây có phải là những dấu hiệu bệnh gan hay không người bệnh cần liên hệ thêm với các triệu chứng bệnh về gan khác. Tuy nhiên, dù với lý do gì rối loạn giấc ngủ cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, chất lượng công việc và cuộc sống, do đó nếu trong thời gian dài không cải thiện, người bệnh nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.
5. Chán ăn, khó tiêu, dễ buồn nôn
Gan là cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa. Mỗi ngày gan sản xuất khoảng 1 lít dịch mật và dự trữ trong túi mật. Trong quá trình tiêu hóa, mật sẽ được tiết vào ruột để tiêu hóa thức ăn. Phần thức ăn sau khi tiêu hóa xong sẽ được gan chuyển hóa một lần nữa trước khi đi nuôi dưỡng cơ thể.
Khi gan yếu đi, hoạt động tiêu hóa sẽ không được đảm bảo từ đó dẫn đến chứng khó tiêu, đầy bụng khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn, một số người còn xuất hiện tình trạng tiêu chảy. Do đó, những dấu hiệu này có thể được xem là biểu hiện suy gan cần lưu ý.
Ngoài ra, đầy bụng khó tiêu còn có thể đến từ thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều món chiên xào, thức ăn nhiều dầu mỡ, uống nước có gas… Buồn nôn, ói mửa có thể do bệnh của dạ dày. Việc nắm rõ nguyên nhân gây nên các triệu chứng sẽ giúp việc khắc phục bệnh hiệu quả hơn, do đó đến gặp chuyên gia ngay khi có những dấu hiệu ban đầu là việc làm hết sức cần thiết.
6. Đau bụng trên bên phải dưới sườn (đau hạ sườn phải)
Nhiều người bệnh gặp phải tình trạng sưng dưới xương sườn bên phải, tạo áp lực lên cơ hoành và khiến bạn đau khi thở. Nặng hơn là tình trạng tích nước/dịch lỏng ở khoang bụng gây tình trạng bụng báng hay còn gọi là cổ trướng. Khi có biểu hiện này nghĩa là chức năng gan đã bị suy giảm nghiêm trọng
7. Sụt cân
Trong khi tăng cân đột ngột có thể là một dấu hiệu cảnh báo từ gan, thì sụt cân cũng có thể là một triệu chứng. Sụt cân không chỉ là dấu hiệu của xơ gan – mà còn là dấu hiệu báo động của viêm gan C, một nhiễm vi-rút dẫn đến viêm gan…
8. Luôn mệt mỏi
Bạn luôn cảm thấy thực sự mệt mỏi, bất kể đang làm gì? Bệnh gan có thể là nguyên nhân. Một triệu chứng cực kỳ phổ biến là suy nhược mãn tính, theo một nghiên cứu năm 2006 được công bố trên tạp chí Gastroenterology and Hepatology của Canada, có thể xảy ra do những thay đổi dẫn truyền thần kinh trong não.
Nếu có một trong những dấu hiện trên bạn nên tìm đến các bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé!
Xem thêm: