Tuy nhiên, trong muôn vàn cái tên: hồng sâm, bạch sâm, sâm thái cực, sâm Hàn Quốc, sâm Trung Quốc, sâm Việt Nam, sâm Nhật Bản và sâm Mỹ …, loại nào thực sự tốt cho sức khỏe?
Cách chế biến tốt nhất?
Cách gọi hồng sâm, bạch sâm, sâm thái cực là căn cứ vào cách chế biến. Cụ thể, hồng sâm là nhân sâm tươi (có độ tuổi trong khoảng 4-6 năm) có chất lượng tốt nhất, trọng lượng đạt chuẩn, được hấp bằng hơi nước ở nhiệt độ trên 120oC rồi phơi khô. Do không bỏ vỏ và trong quá trình hấp chín, tinh bột được tối ưu hóa, không chỉ giữ được hết mà còn làm tăng số lượng của các tinh chất có trong nhân sâm.
Bạch sâm là loại nhân sâm tươi không đủ tiêu chuẩn để chế biến thành hồng sâm. Loại sâm này sẽ được cắt bỏ rễ phụ, bỏ vỏ rồi phơi chỗ râm mát cho khô hoặc tẩm đường vài ngày rồi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ không quá 60oC. Hàm lượng nước thấp dưới 14%, sản phẩm còn giữ lại hình dạng nguyên thủy.
Thái cực sâm là nhân sâm ngâm trong nước có nhiệt độ 80-90oC trong 10-20 phút rồi sấy khô.
Nhân sâm được trồng nhiều nhất ở Triều Tiên, Bắc Trung Quốc, Hồng Công, Bắc Mỹ… trong đó, sâm Cao Ly (Hàn Quốc) được xem là 1 sản vật nổi tiếng thế giới.
Có được sự nổi tiếng này là bởi chủng loại khác hẳn các loại nhân sâm khác, được sống trong điều kiện địa lý tốt. Sâm Cao Ly chủ yếu trồng ở vùng đất có vĩ độ 36-38 độ, có thời kỳ sinh trưởng lâu hơn so với các loại nhân sâm khác khoảng 120-130 ngày (là 180 ngày), làm cho nhân sâm phát triển đầy đủ, vì thế các tổ chức bên trong nhân sâm rắn chắc, đồng đều, luôn có mùi thơm đặc trưng.
Thương hiệu đáng tin cậy?