Vương tùng là loài cây gỗ lớn, thường xanh, dạng hình chóp nón, hình thái hùng vĩ. Chúng nằm trong số 19 loài thuộc chi Araucaria, họ Araucariaceae, ngành Thực vật hạt trần, phân bố chủ yếu ở New Caledonia, đảo Norfolk, miền Đông Australia, New Guinea, Argentina, Chile, Nam Brazil. Một số loài được xem là cây kinh tế quan trọng vì cho gỗ tốt và cho hạt ăn được; một số loài được chọn làm cây cảnh quan do hình thái đẹp, bắt mắt.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY VƯƠNG TÙNG
Củ khỉ, hồng bì núi, sơn hoàng bì, xi hắc (H’mông), sọ khỉ, cây ton
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY VƯƠNG TÙNG
Lá và rễ. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô. Có thể cất lấy tinh dầu từ lá và quả.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY VƯƠNG TÙNG
Toàn cây, nhất là lá và quả chứa tinh dầu mà thành phần chính là isomenthon và menthon.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY VƯƠNG TÙNG
Chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, tê thấp, đau khớp. Ngày 8-16g, dạng thuốc sắc hoặc dùng tinh dầu xoa bóp. Lá giã đắp chữa gãy xương, sai khớp.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY VƯƠNG TÙNG
Cây vương tùng có tên gọi khác là MURRAYA GLABRA Guill thuộc họ RUTACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY VƯƠNG TÙNG
Cây nhỏ hay cây nhỡ, cao 3-7m. Cành non màu tím đỏ. Lá kép, mọc so le, gồm 4-7 lá chét dày, mép nguyên hoặc có răng cưa rất nhỏ. Cụm hoa hình xim phân đôi mọc ở đầu cành. Hoa màu trắng, thơm. Quả hình bầu dục, khi chín màu đỏ. Vỏ quả sần sùi. Toàn cây có tinh dầu thơm, nhất là ở lá và quả.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY VƯƠNG TÙNG
Hoa: Tháng 4-6; Quả: Tháng 9-1.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY VƯƠNG TÙNG
Cây mọc hoang ở núi đá vôi.
Trên đây là một số thông tin về cây vương tùng, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây vương tùng được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)