Cây sen và công dụng chữa bệnh của cây sen

Sen là một loại cây thủy sinh sống lâu năm. Ngày nay nó là hiếm hoặc đã tuyệt chủng tại châu Phi nhưng lại phát triển mạnh ở miền nam châu Á và Australia. Nó là quốc hoa của Việt Nam và Ấn Độ.

28-12-20156-258617884-8666-1451374530

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY SEN

Liên, bó bua (Thái), ngậu (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG  CỦA CÂY SEN

Lá, hạt, gương sen, tua sen, ngó sen. Lá thu hái vào mùa thu, phơi khô (liên diệp). Quả chín, bóc vỏ ngoài (liên thạch), lấy hạt (liên nhục). Gương sen đã loại hạt, phơi khô (liên phòng). Tua sen bỏ hạt gạo ở đầu phơi khô (liên tu).

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC  CỦA CÂY SEN

Lá chứa alcaloid: nuciferin, roemerin, và nor-nuciferin; flavonoid quercetin. Ngó sen có protein, đường, các vitamin. Gương sen có quercetin.

4. CÔNG DỤNG  CỦA CÂY SEN

Hạt sen chữa suy nhược thần kinh, di tinh, khí hư: Ngày 10-30g dạng sắc hoặc bột. Lá sen (15-20g), tâm sen (2-4g) sắc uống chữa mất ngủ, chảy máu, thổ huyết. Ngó sen (6-12g), tua sen (5-10g), gương sen (15-30g) sắc uống chữa đại tiểu tiện ra máu, băng huyết, thổ huyết.

5. TÊN KHOA HỌC  CỦA CÂY SEN

Sen còn có tên khoa học là NELUMBO NUCIFERA Gaertn thuộc họ NELUMBONACEAE

6. MÔ TẢ  CỦA CÂY SEN

18_Sep_2014_042659_GMTn1

Cây cỏ, sống nhiều năm ở nước. Thân rễ hình trụ, mọc bò lan. Lá hình tròn, có cuống dài, có gai, đính ở giữa phiến lá, mép lá uốn lượn. Hoa to, màu hồng, hay trắng, thơm. Nhiều lá noãn chứa trong một đế hoa chung, sau thành quả, có vỏ cứng màu nâu đen.

7. MÙA HOA QUẢ  CỦA CÂY SEN

Hoa: Tháng 5-7. Quả: Tháng 6-9.

8. PHÂN BỐ  CỦA CÂY SEN

Cây được trồng nhiều ở các ao hồ vùng đồng bằng.

Trên đây là một số thông tin về cây sen, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây sen được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)