Cây phù dung ở Việt Nam được trồng để làm cảnh. Lá và hoa tươi được giã, đắp lên mụn nhọt đang mưng mủ để hút mủ, và làm giảm đau nhức. Vỏ cây có sợi trắng mềm, có thể dùng bện thừng hoặc làm giấy.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY PHÙ DUNG
Mộc liên, mộc phù dung, boóc đao (Tày)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY PHÙ DUNG
Lá và hoa. Lá thu hái quanh năm. Hoa hái khi đã nở. Dùng tươi.
3. CÔNG DỤNG CỦA CÂY PHÙ DUNG
Chữa mụn nhọt, đinh râu: Lá và hoa khô tán nhỏ, thêm nước chè đặc, trộn đều, đắp, làm mụn chóng vỡ mủ. Còn chữa lở ngứa, viêm tử cung, khí hư, sưng vú, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, nhiễm trùng.Ngày 5-20g dạng thuốc sắc uống.
4. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY PHÙ DUNG
Tên khoa học của cây phù dung là HIBISCUS MUTABILIS L thuộc họ MALVACEAE
5. MÔ TẢ CỦA CÂY PHÙ DUNG
Cây nhỏ, cao vài mét. Cành non có lông. Lá mọc so le, có cuống dài, có 5 thuỳ nông, mép khía răng, nhiều lông ở mặt dưới. Gân lá hình chân vịt. Hoa to, đơn hay kép, mọc riêng lẻ ở kẽ lá hoặc đầu cành, màu trắng sau chuyển màu hồng. Quả hình cầu, có lông. Hạt hình trứng, có lông dài.
6. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY PHÙ DUNG
Tháng 9-11.
7. PHÂN BỐ CỦA CÂY PHÙ DUNG
Cây được trồng làm cảnh ở nhiều nơi.
Trên đây là một số thông tin về cây phù dung, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây phù dung được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)