Hà thủ ô đỏ là một loài hà thủ ô cây thân mềm, thuộc họ Rau răm (Polygonaceae), bộ Cẩm chướng (Caryophyllales). Loài cây được sử dụng làm thuốc. Hà thủ ô đỏ chủ yếu được biết đến như là một vị thuốc bổ, trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ
Dạ giao đằng, má ỏn, khua lình (Thái), mằn năng ón (Tày), xạ ú sí (Dao)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ
Rễ, thu hoạch vào mùa thu. Rửa sạch, bổ ra, đồ rồi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng nấu với nước đậu đen đến khi rễ có màu đen, thái mỏng, phơi khô.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ
Rễ chứa rhaponticin (rhapontin, ponticin), acid chrysophanic, emodin, physcion, rhein và acid polygonic.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ
Bổ máu, chống viêm. Chữa thận suy, yếu gan, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét mạn tính, thiếu máu, ít sữa, đau lưng, thấp khớp, di tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, mẩn ngứa. Uống lâu ngày làm đen râu tóc, trẻ lâu. Ngày 12-20g dạng thuốc sắc, rượu thuốc
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ
Tên khoa học của cây hà thủ ô đỏ Polygonum multiflorum thuộc họ POLYGONACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ
Dây leo bằng thân quấn. Thân cành và cuống lá màu đỏ tím. Rễ củ to nạc, màu đỏ nâu. Lá hình tim nhọn, mọc so le, bẹ chìa hình ống, mỏng. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chuỳ ở kẽ lá. Quả hình 3 cạnh, có cánh.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ
Hoa: Tháng 9-11. Quả: Tháng 12-2.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ
Cây mọc hoang ở vùng núi cao. Trồng được ở nhiều nơi.
Trên đây là một số thông tin về cây hà thủ ô đỏ, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây hà thủ ô đỏ được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)