Cứt lợn hay còn gọi là cây hoa ngũ vị, “cây hoa ngũ sắc,’cây bù xít, thắng hồng kế, cỏ hôi, cỏ thúi địt (tên khoa họcAgeratum conyzoides) là một loài cây thuộc họ Cúc. Cây thường được dùng như một loài cây thuốc.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CỎ CỨT LỢN
Cỏ cứt lợn còn có tên gọi khác là bù xích, cỏ hôi, thắng hồng kế, nhờ hất bồ (K’ho)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CỎ CỨT LỢN
Toàn cây, trừ rễ. Thu hai quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ. Dùng tươi hay phơi khô. Thường dùng tươi.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỎ CỨT LỢN
Tinh dầu 0,7-2,0%, màu vàng nhạt, gồm ageratochromen, demethoxy ageratochromen, cadinen, caryophyllen. Ngoài ra còn có alcaloid, saponin.
4. CÔNG DỤNG CỦA CỎ CỨT LỢN
Tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Chữa viêm mũi, viêm xoang dị ứng: Nhỏ mũi nước ép cây tươi hay dịch chiết cây khô. Chữa rong huyết sau đẻ: Ngày 30-50g cây tươi giã nát lấy nước uống. Cây tươi nấu nước gội đầu cho thơm, sạch gầu, trơn tóc.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CỎ CỨT LỢN
Tên khoa học của cỏ cứt lợn là AGERATUM CONYZOIDES L thuộc họ ASTERACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CỎ CỨT LỢN
Cây cỏ sống hàng năm, cao 30-50cm. Thân có lông mềm, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, mép khía răng tròn, hai mặt đều có lông, 3 gân tỏa từ gốc lá. Hoa tím hay trắng, mọc thành ngù đầu ở ngọn. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CỎ CỨT LỢN
Gần như quanh năm.
8. PHÂN BỐ CỦA CỎ CỨT LỢN
Cây mọc hoang ở khắp nơi trên mọi loại địa hình.
Trên đây là một số thông tin về cỏ cứt lợn, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cỏ cứt lợn được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)