Cây hy thiêm và công dụng chữa bệnh của cây hu thiêm

Cây hy thiêm  này ban đầu được dùng tại nước Sở, dân nước Sở gọi lợn là 豨 hy, cỏ đắng cay là 簽 thiêm. Vì vị của cây này như mùi lợn nên có tên gọi hy thiêm 豨簽. Tên cứt lợn là tên dịch nghĩa Việt của cây này, do vậy cần phân biệt với các loài khác cũng được gọi là cứt lợn

Hy-Thiem-1c0e

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY HY THIÊM

S_5HY THIÊM, cỏ đĩ, cỏ bà a, chó đẻ hoa vàng, cứt lợn, nhả khỉ cáy(Tày), co boóng bo ( Thái)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY HY THIÊM

Cả cây, trừ rễ. Thu hái trước khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY HY THIÊM

Cả cây chứa chất đắng, tinh dầu, darutin, diterpen.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY HY THIÊM

Chống viêm. Chữa thấp khớp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, lưng gối đau, mụn nhọt, lở ngứa, rắn cắn, kinh nguyệt không đều. Ngày dùng 10- 15g dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc hoàn, tán. Dùng ngoài, lá giã đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa, ong đốt, rắn cắn.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY HY THIÊM

Cây hy thiêm có tên khoa học là SIEGESBECKIA ORIENTALIS L thuộc họ ASTERACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY HY THIÊM

18_Sep_2014_083717_GMTr11

Cây cỏ, sống hàng năm, cao 30- 60cm. Thân cành có lông. Lá mọc đối, hình quả trám, mép có răng cưa thô, 3 gân chính tỏa từ gốc. Hoa hình đầu, màu vàng, mọc ỏ kẽ lá hoặc đầu cành. Lá bắc có lông dính. Quả bế, hình trứng, nhẵn, màu đen.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY HY THIÊM

Tháng 3 – 10.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY HY THIÊM

Cây mọc hoang ở rừng núi, thường gặp ở những nơi ẩm mát, có bóng râm.

Trên đây là một số thông tin về cây hy thiêm, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây hy thiêm được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)