Cây sữa và công dụng của cây sữa

Cây sữa hay còn gọi là mò cua, mù cua (danh pháp khoa học: Alstonia scholaris) là một loài thực vật nhiệt đới thường xanh thuộc chi Hoa sữa, họ La bố ma (Apocynaceae).

1343777320_cay-hoa-sua-ha-noi

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY SỮA

Tên gọi khác của cây sữa là mùa cua, mò cua, mạy mản (Tày), co tin pất (Thái).

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY SỮA

Vỏ cây. Thu hái vào mùa xuân, hạ. Phơi hoặc sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY SỮA

Alcaloid: Ditain, echitenin, echitamin (ditamin), echitamidin. Ngoài ra, còn có triterpen: α-amyrin và lupeol.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY SỮA

Thuốc bổ, sát trùng chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều, sốt rét, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, viêm khớp cấp. Ngày 1 – 3g dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu thuốc hoặc cao. Dùng ngoài, vỏ cây sắc lấy nước đặc rửa chữa lở ngứa, hoặc ngậm chữa sâu răng.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY SỮA

Cây sữa có tên khoa học là ALSTONIA SCHOLARIS (L.) R.Br thuộc họ APOCYNACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY SỮA

15_Sep_2014_090446_GMTA5

Cây gỗ to, cao tới hơn 15m. Vỏ dày có nhiều vết nứt nẻ. Lá mọc vòng, 3 – 8cái, thường tập trung ở đầu cành. Phiến lá dày hình thuôn dài, đầu tròn, nhiều gân phụ song song. Cụm hoa hình xim tán, gồm nhiều hoa nhỏ màu trắng lục, có mùi thơm hắc. Quả nang gồm hai dải hẹp và dài. Hạt màu nâu, có mào lông ở 2 đầu. Toàn cây có nhựa mủ.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY SỮA

Hoa: Tháng 9 – 10; Quả: Tháng 11 – 3.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY SỮA

Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở nhiều nơi lấy bóng mát.

Trên đây là một số thông tin về cây sữa, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây sữa được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)