Hoa tiên hay biến hóa núi cao, tế tân, tế tân nam, tế hoa, thổ tế tân (danh pháp: Asarum balansae) là một loài thực vật có hoa trong họ Aristolochiaceae. Loài này được Franch. mô tả khoa học đầu tiên năm 1898.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY HOA TIÊN
Hoa tiên có tên gọi khác là dầu tiên, trầu tiên, đại hoa tế tân.
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY HOA TIÊN
Cả cây. Thu hái quanh năm. Hoa thu hái vào đầu mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY HOA TIÊN
Hoa chứa anthocyanosid.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY HOA TIÊN
Hoa và rễ dùng bồi bổ, tăng cường thể lực, ngày 6 – 12g dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc. Lá sắc uống với liều hàng ngày 10 – 16g chữa ăn uống không tiêu, đau bụng.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY HOA TIÊN
Cây hoa tiên có tên khoa học là ASARUM MAXIMUM Hemsl thuộc họ ARISTOLOCHIACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY HOA TIÊN
Cây cỏ, sống lâu năm, cao 20 – 30cm. Lá có cuống dài, 1 – 2 cái mọc từ gốc. Phiến lá hình tim dài, đầu nhọn, nhẵn. Hoa hình ống, màu xám nâu, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả bao bọc trong bao hoa tồn tại, nhiều hạt nhỏ, màu nâu đen.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY HOA TIÊN
Tháng 4 – 6.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY HOA TIÊN
Cây mọc hoang ở đất ẩm, bờ khe, suối vùng núi cao.
Trên đây là một số thông tin về cây hoa tiên, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây hoa tiên được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)