Cây thiên môn và công dụng của cây thiên môn

Thiên môn  hay tút thiên nam (danh pháp: Asparagus cochinchinensis) là loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được (Lour.) Merr. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1919.

truc-thien-mon-1

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY THIÊN MÔN

Thiên môn có tên gọi khác là tóc tiên leo, thiên môn đông, co sin sương (Thái), sùa sú tùng (H’mông), mằn săm (Tày), đù mào siam (Dao).

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY THIÊN MÔN

Rễ. Thu hái vào mùa đông, xuân. Ngâm nước hoặc đồ chín. Phơi khô. Khi dùng, bỏ lõi, tẩm rượu, sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY THIÊN MÔN

Rễ chứa asparagin, chất nhầy, tinh bột và đường.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY THIÊN MÔN

Thuốc bổ, long đờm, lợi tiểu. Chữa ho dai dẳng, ho ra máu, khô cổ, sốt, bí tiểu tiện, đại tiện táo bón. Còn chữa suy nhược thần kinh. Ngày 8 – 16g dạng thuốc sắc, cao, bột, rượu thuốc. Thường phối hợp với đảng sâm, thục địa làm thuốc bổ.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY THIÊN MÔN

Cây thiên môn có tên khoa học là ASPARAGUS COCHINCHINENSIS (Lour.) Merr thuộc họ ASPARAGACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY THIÊN MÔN

19_Sep_2014_023334_GMTA16

Cây bụi leo, sống nhiều năm. Rễ củ mập. Thân nhẵn, có gai. Lá do cành nhỏ biến đổi gọi là diệp chi, hình lưỡi liềm, mọc so le hay mọc vòng, mặt cắt có 3 góc. Hoa nhỏ màu trắng, mọc 1 – 3 cái ở kẽ lá. Quả mọng hình cầu, màu lục nhạt sau chuyển ngà vàng rồi màu trắng. Hạt màu đen.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY THIÊN MÔN

Hoa: Tháng 5 – 7; Quả: Tháng 8 – 10.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY THIÊN MÔN

Cây mọc hoang ở vùng có núi đá vôi và vùng rú bụi, ven biển. Còn được trồng làm cảnh.

Trên đây là một số thông tin về cây thiên môn, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây thiên môn được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)