Sâm bổ chính và công dụng của sâm bổ chính

Sâm bố chính (danh pháp hai phần: Abelmoschus sagittifolius) là một loài thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ. Loài này được (Kurz) Merr. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1924.

sam-bo-chinh

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY SÂM BỐCHÍNH

Thổ hào sâm, nhân sâm Phú Yên

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY SÂM BỐCHÍNH

Rễ. Thu hái hái vào mùa thu, đông. Rửa sạch, ngâm nước gạo một đêm, đồ chín.Phơi khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY SÂM BỐCHÍNH

Rễ chứa tinh bột, chất nhầy.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY SÂM BỐCHÍNH

Chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, trẻ em cam mồm, gầy còm chậm lớn, sốt và ho dai dẳng, viêm họng, viêm phế quản, kinh nguyệt không đều, đau lưng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt, khí hư. Ngày 10-20g dạng thuốc sắc, bột hoặc rượu uống.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY SÂM BỐCHÍNH

Sâm bổ chính có tên khoa học là HIBICUS SAGITTIFOLIUS Kurz var. QUINQUELOBUS Gagnep thuộc họ MALVACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY SÂM BỐCHÍNH

s4

Cây cỏ, cao tới 50cm. Rễ mập thành củ. Lá mọc so le, có cuống dài, mép khía răng. Lá ở gốc không xẻ, lá ở giữa thân và ngọn xẻ 5 thuỳ sâu. Hoa to, màu đỏ mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả nang, hình trứng nhọn, khi chín nứt thành 5 mảnh. Hạt nhiều, màu nâu. Toàn cây có lông. Cây bảo sâm (Hibiscus sagittifolius Kurz var. septentrionalis Gagnep.), hoa màu vàng, cũng được dùng với tên sâm Bố chính.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY SÂM BỐCHÍNH

Tháng 5-9.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY SÂM BỐCHÍNH

Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở nhiều nơi.

Trên đây là một số thông tin vềcây sâm bổ chính, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây sâm bổ chính được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)