Thạch xương bồ và công dụng của thạch xương bồ

Thạch xương bồ (danh pháp: Acorus gramineus) là một loài thực vật có hoa trong họ Xương bồ. Loài này được Sol. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1789.

thach-xuong-bo

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA THẠCH XƯƠNG BỒ

Thạch xương bồ có tên khác là bồ bồ, bồ hoàng, khinh chơ nặm (Thái), lầy nặm (Tày), xình pầu chú (Dao)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA THẠCH XƯƠNG BỒ

Thân rễ. Thu hái vào mùa thu, đông. Phơi hoặc sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THẠCH XƯƠNG BỒ

Thân rễ chứa tinh dầu có asaron, asaryl al-dehyd, glucosid đắng acorin và tannin.

4. CÔNG DỤNG CỦA THẠCH XƯƠNG BỒ

Tác dụng long đờm, kích thích tiêu hóa, chữa ỉa chảy, đau dạ dày, ho, hen phế quản, sốt, kinh giật, thấp khớp, nhức xương, suy nhược thần kinh, loạn nhịp tim. Ngày 3-8g dạng sắc, bột, viên. Uống liền 1-2 tháng. Dùng ngoài chữa bệnh ngoài da, trĩ. Diệt chấy, rận.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA THẠCH XƯƠNG BỒ

Thạch xương bồ có tên khoa học là ACORUS GRAMINEUS Soland thuộc họ ARACEAE

6. MÔ TẢ CỦA THẠCH XƯƠNG BỒ

a07

Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ phân nhánh, mọc bò ngang gồm nhiều đốt. Lá hình dải hẹp, có bẹ, mọc ốp vào nhau và xòe sang hai bên ở ngọn. Cụm hoa hình bông mọc ở đầu một cán dẹt, phủ bởi một lá bắc to và dài, nom như cụm hoa mọc trên lá. Quả mọng khi chín màu đỏ nhạt. Thân rễ và lá có mùi thơm đặc biệt. Cây thủy xương bồ (Acorus calamus L.) và thạch xương bồ lá nhỏ (A. gramineusSoland. var. pusillus Engl.) cũng được dùng.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA THẠCH XƯƠNG BỒ

Tháng 3-6.

8. PHÂN BỐ CỦA THẠCH XƯƠNG BỒ

Cây mọc hoang ở rừng núi, trên những tảng đá có nước chảy ở suối.

Trên đây là một số thông tin về thạch xương bồ, thành phần hóa học cũng như tác dụng của thạch xương bồ được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)