Bách hợp và công dụng chữa bệnh của bách hợp

Bách hợp còn gọi là loa kèn, hoa huệ tây, hoa ly ly; danh pháp hai phần: Lilium pumilum, thuộc họ Loa kèn (Liliaceae, trước đây còn gọi là họ Hành). Cây có hoa đẹp với nhiều màu sắc khác nhau, thường được trồng làm cảnh…

k(15)

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY BÁCH HỢP

Tỏi rừng, khẻo ma (Tày), xuốn phạ, kíp pá (Thái), cà ngái dòi (Dao)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY BÁCH HỢP

Thân hành. Thu hoạch vào cuối mùa hạ, đầu mùa thu, khi cây bắt đầu khô héo. Đào về, rửa sạch, tách riêng từng vẩy hoặc nhúng nước sôi 5- 10 phút cho dễ tách, rồi phơi hay sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY BÁCH HỢP

Thân hành chứa glucid 30%, protid 4%, lipid 0,1%, vitamin C, conchicein.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY BÁCH HỢP

Chữa lao phổi, ho khan hoặc ho có đờm quánh, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược. Còn có tác dụng lợi tiểu, chữa phù. Ngày 15 – 30g, dạng thuốc sắc hoặc bột. Khi chữa ho đau ngực, lao phổi, ho ra máu, thường dùng tươi, giã nát ép lấy nước uống.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY BÁCH HỢP

Bách hợp có tên khoa học là LILIUM BROWNII F.E. Brown var. COLCHESTERI Wilson thuộc họ LILIACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY BÁCH HỢP

l4

Cây cỏ, cao 0,5 – 1m. Thân hành to màu trắng, sống nhiều năm. Lá mọc so le, hình mác thuôn, mép nguyên. Cụm hoa mọc ở đầu cành, gồm 3- 5 hoa to, hình hoa kèn màu trắng. Quả nang 3 ngăn, nhiều hạt nhỏ.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY BÁCH HỢP

Hoa: Tháng 5- 7; Quả: Tháng 8- 10.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY BÁCH HỢP

Cây mọc hoang ở các trảng cỏ và bờ nương rẫy vùng núi cao.

Trên đây là một số thông tin về cây bách hợp, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây bách hợp được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)