Cây huyết giác và công dụng của cây huyết giác

Huyết giác hay còn gọi các tên khác là dứa dại, cau rừng, giác máu, giáng ông, cây xó nhà, ỏi càng (Tày), co ỏi khang(Thái) (danh pháp khoa học: Dracaena cambodiana) là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được Pierre ex Gagnep. mô tả khoa học đầu tiên năm 1934.

1-150R42339500-L

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY HUYẾT GIÁC

Cây xó nhà, cau rừng, dứa dại, giáng ông, ỏi càng (Tày), co ỏi khang (Thái)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY HUYẾT GIÁC

Gốc hoá gỗ, màu đỏ nâu. Thu hái vào mùa đông. Phơi hoặc sấy khô.

3. CÔNG DỤNG CỦA CÂY HUYẾT GIÁC

Thông huyết, tiêu viêm. Chữa ứ huyết, bầm tím do chấn thương, bế kinh, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, tê mỏi. Ngày 8-12g dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc để uống. Còn được dùng ngoài, phối hợp với quế chi ngâm rượu để xoa bóp.

4. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY HUYẾT GIÁC

Tên khoa học của cây huyết giác là DRACAENA CAMBODIANA Pierre ex Gagnep thuộc họ DRACAENACEAE

 

5. MÔ TẢ CỦA CÂY HUYẾT GIÁC

18_Sep_2014_020321_GMTD11

Cây nhỏ, cao 2-4m. Thân thẳng. Một số thân già hoá gỗ ở gốc, rỗng giữa, màu đỏ nâu. Lá mọc tụ họp ở ngọn, hình dải, mép nguyên, có bẹ. Hoa màu lục vàng, mọc thành chùm kép ở ngọn thân. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ, chứa một hạt.

6. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY HUYẾT GIÁC

Tháng : 2-5.

7. PHÂN BỐ CỦA CÂY HUYẾT GIÁC

Cây mọc hoang ở núi đá vôi.

Trên đây là một số thông tin vềcây huyết giác , thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây huyết giác được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)