Mã đâu linh hay sơn dịch, khoai ca (danh pháp hai phần Aristolochia indica) là một loài thực vật có hoa trong họAristolochiaceae. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA MÃ ĐÂU LINH
Mã đâu linh có tên gọi khác là dây khổ rách, phi hùng, cuốp ma (H’mông), thiên tiên đằng.
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA MÃ ĐÂU LINH
Rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô.
3. CÔNG DỤNG CỦA MÃ ĐÂU LINH
Trợ giúp tiêu hóa, chữa đau bụng, viêm dạ dày, viêm ruột, lỵ, ỉa chảy, ngộ độc thức ăn, viêm họng, mụn nhọt, thấp khớp, phù thũng, kinh nguyệt bế tắc. Ngày 6 – 12g dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Kết hợp với một số cây khác chữa sốt rét cơn.
4. TÊN KHOA HỌC CỦA MÃ ĐÂU LINH
Tên khoa học của mã đâu linh là ARISTOLOCHIA ROXBURGHIANA Klotsch thuộc họ ARISTOLOCHIACEAE
5. MÔ TẢ CỦA MÃ ĐÂU LINH
Dây leo, có rãnh dọc; thân già màu xám, nứt nẻ; có rễ củ. Lá mọc so le, có cuống dài, hình tim thuôn, nhọn đầu. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, lá bắc nhỏ. Hoa hình ống, màu nâu tía, mọc cong lên. Quả nang, hình trứng, khi chín tự nứt ra theo 6 đường ở đầu cuống. Hạt nhiều, hình tam giác, mép có cánh.
6. MÙA HOA QUẢ CỦA MÃ ĐÂU LINH
Hoa: Tháng 3 – 4; Quả: Tháng 5 – 6.
7. PHÂN BỐ CỦA MÃ ĐÂU LINH
Cây mọc hoang ở miền núi.
Trên đây là một số thông tin về cây mã đâu linh, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây mã đâu linh được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)