Cây hẹ và công dụng của cây hẹ

Hẹ có tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo và nhiều tên khác. Danh pháp khoa học là Allium ramosum L. (dạng hoang dã, đồng nghĩa: Allium odorum L.) hay Allium tuberosum Rottler ex Spreng. (dạng gieo trồng), thuộc họ Hành(Alliaceae). Các văn bản gần đây chỉ liệt kê nó dưới tên gọi Allium ramosum. Một số nhà thực vật học còn đặt cả các giống hoang dã và giống gieo trồng vào A. ramosum do có nhiều dạng trung gian tồn tại. Mùi vị của nó là trung gian giữa tỏi và hành tăm.

he

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA HẸ

Tên gọi khác của hẹ là phỉ tử, cửu thái, dã cửu, phiec cát ngàn (Thái).

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA HẸ

Thân hành và lá. Thu hái quanh năm. Dùng tươi. Hạt lấy lúc quả già, có màu đen, phơi hoặc sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HẸ

Lá và thân hành chứa các hợp chất có sulfur, saponin, chất đắng. Hạt có alcaloid và saponin.

4. CÔNG DỤNG CỦA HẸ

Lá và thân hành chữa thổ huyết, chảy máu cam, ho, hen, viêm họng, bế kinh tiêu hóa kém, lỵ, giun kim: Ngày 20-30g sắc. Dùng ngoài, giã đắp để tiêu viêm. Hạt chữa di tinh, đái ra máu, đái dầm, đau khớp, khí hư: Ngày 6-12g dạng sắc.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA HẸ

Tên khoa học của hẹ là ALLIUM ODORUM L thuộc họ ALLIACEAE

6. MÔ TẢ CỦA HẸ

A1

Cây cỏ, cao 15-35cm. Thân hành vảy nhỏ. Lá nhiều, hình dải hẹp, dày, đầu nhọn. Hoa nhỏ, màu trắng, tụ tập thành tán giả trên một cuống chung mọc từ gốc, hình gần 3 cạnh, rỗng. Quả nang, hạt nhỏ, màu đen. Toàn cây có mùi thơm hăng đặc biệt.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA HẸ

Tháng 7-10.

8. PHÂN BỐ CỦA HẸ

Cây trồng ở nhiều nơi làm gia vị và làm thuốc.

Trên đây là một số thông tin về cây hẹ, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây hẹ được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)