Cây riềng và công dụng của cây riềng

Cây riềng có thể cao đến 1,2 m, ra hoa tháng 4 đến tháng 9. Thân rễ có thể dùng làm thuốc, lá, thân và thân rễ dùng làm gia vị. Cây mọc hoang hoặc được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, riềng được trồng phổ biến.

1_70222

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY RIỀNG

Riềng có tên gọi khác là riềng ấm, hậu khá (Thái), riềng nếp.

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY RIỀNG

Thân rễ. Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu đông. Phơi hoặc sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY RIỀNG

Thân rễ chứa tinh dầu gồm cineol, methyl cinnamat; các flavon: galangin, alpinin; kaempferid 3 – dioxy 4 – methoxy flavon.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY RIỀNG

Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa, đau dạ dày, đau bụng, ỉa chảy, cảm sốt, sốt rét: Ngày 3 – 6g dạng thuốc sắc, bột hoặc rượu thuốc. Còn chữa đau răng bằng cách ngậm thân rễ, cắn nhẹ ở chỗ răng đau.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY RIỀNG

Riềng có tên khoa học là ALPINIA GALANGA Willd thuộc họ ZINGIBERACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY RIỀNG

A4

Cây cỏ, sống lâu năm, cao 1 – 2m. Thân rễ mập, mọc bò ngang, hình trụ, có phủ nhiều vảy. Lá mọc so le, hình ngọn dáo, phiến cứng và bóng, có bẹ. Cụm hoa mọc thành chùm dài 20 – 30 cm ở ngọn thân gồm nhiều hoa màu trắng, cánh môi hẹp có vân hồng. Quả hình cầu hay hình trứng. LoàiAlpinia officinarum Hance cũng được dùng và là loại dược dụng.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY RIỀNG

Tháng 5 – 9.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY RIỀNG

Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng khắp nơi.

Trên đây là một số thông tin về cây riềng, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây riềng được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)