Củ chóc và công dụng chữa bệnh của củ chóc

Củ chóc là cây cỏ, sống một năm, cao 20 – 30cm. Thân củ tròn, nạc. Lá chia 3 thùy, cuống dài, có bẹ. Cụm hoa là một bông mo, màu xanh pha đỏ tím. Hoa nhỏ, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới, có mùi hôi. Quả mọng, khi chín màu đỏ. Cây củ chóc ri (Typhonium divaricatum Decne) cũng được dùng. Cây mọc hoang khắp nơi, trên đất ẩm.

20121126-114100-1-cay-choc

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CỦ CHÓC

Bán hạ nam, bán hạ ba thuỳ, nam tinh, phặc hẻo (Tày), co thả lủa (Thái), nàng pía hẩu (Dao)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CỦ CHÓC

Thân rễ. Thu hái vào mùa hạ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng ngâm nước phèn và nước gừng, thái lát rồi tẩm nước cam thảo, sao vàng.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỦ CHÓC

Thân rễ chứa protein, chất vô cơ: Ca, P, I, F, Fe, Na, K; thiamin, niacin, caroten, acid folic, các sterol và b-sitosterol.

4. CÔNG DỤNG CỦA CỦ CHÓC

Chữa nôn mửa, ho, hen suyễn nhiều đờm, họng viêm có mủ, nhức đầu, viêm loét dạ dày. Ngày 6- 12 g thân rễ đã chế, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài rễ tươi giã nhỏ đắp chữa ung nhọt, rắn cắn. Người có thai khi dùng cần thận trọng.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CỦ CHÓC

Củ chóc có tên khoa học là TYPHONIUM TRILOBATUM Schott thuộc họ ARACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CỦ CHÓC

18_Sep_2014_091702_GMTt9

Cây cỏ, sống một năm, cao 20- 30cm. Thân củ tròn, nạc. Lá chia 3 thuỳ, cuống dài, có bẹ. Cụm hoa là một bông mo, màu xanh pha đỏ tím. Hoa nhỏ, hoa đực ở trên. hoa cái ở dưới, có mùi hôi. Quả mọng, khi chín màu đỏ. Cây củ chóc ri (Typhonium divaricatum Decne) cũng được dùng.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CỦ CHÓC

Tháng 5- 7.

8. PHÂN BỐ CỦA CỦ CHÓC

Cây mọc hoang khắp nơi, trên đất ẩm.

Trên đây là một số thông tin về củ chóc, thành phần hóa học cũng như tác dụng của củ chóc được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)